Đổi bằng lái xe khi mất hồ sơ gốc

Hỏi:

Các luật sư cho em hỏi, em bị mất hồ sơ gốc giấy phép lái xe bao gồm: Đơn dự thi, giấy chấm thi, phiếu điểm… thì có đổi được giấy phép lái xe không? Mong các luật sư sớm phúc đáp.

Chân thành cám ơn!

Chào bạn, 

Với trường hợp của bạn Phạm Law xin được tư vấn cho bạn như sau:

– Trường hợp mất hồ sơ gốc GPLX môtô hai bánh nhưng còn GPLX thì được tái lập hồ sơ GPLX, trường hợp mất luôn GPLX thì phải thi lại lý thuỵết và thực hành.

Cấp đổi bằng lái xe khi mất hồ sơ gốc
Cấp đổi bằng lái xe khi mất hồ sơ gốc

Trường hợp mất hồ sơ gốc GPLX ôtô, nếu GPLX còn thời hạn sử dụng và có tên trong sổ lưu của cơ quan quản lý GPLX thì được lập lại hồ sơ GPLX. Trường hợp mất hồ sơ GPLX ôtô và GPLX hết thời hạn sử dụng (dưới 03 tháng) và có tên trong sổ lưu của cơ quan quản lý GPLX thì được xét lại hồ sơ và cấp GPLX mới.

Trường hợp mất hồ sơ gốc GPLX ôtô, GPLX hết hạn sử dụng và bị mất, nếu cơ quan quản lý GPLX không phát hiện GPLX đó bị cơ quan chức năng thu giữ, thì sau 12 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo qui định sẽ được dự thi lý thuyết và thực hành để được cấp lại GPLX.

* Khi mất hồ sơ gốc thì thủ tục đổi GPLX như thế nào?

– Nếu mất hồ sơ gốc nhưng GPLX còn hạn sử dụng thì thủ tục xin đổi GPLX gồm:

Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải (nơi đã cấp giấy phép lái xe). Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn.

Cơ quan cấp giấy phép lái xe kiểm tra, xác nhận và đóng dấu, ghi rõ: số, hạng giấy phép lái xe được cấp, ngày sát hạch (nếu có), tên cơ sở đào tạo (nếu có) vào góc trên bên phải đơn đề nghị và trả cho người lái xe tự bảo quản để thay hồ sơ gốc.

– Nếu mất hồ sơ gốc và GPLX hết quá thời hạn thủ tục 03 tháng: Theo Khoản 2 Điều 36 của Thông tư 12/2017/TT-BGTV quy định về việc cấp lại GPLX nêu: Người có giấy phép lái xe (GPLX) bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới ba tháng được xét cấp lại GPLX

Hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp lại GPLX theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo thông tư này.
– Hồ sơ gốc phù hợp với GPLX (nếu có).
– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại GPLX không thời hạn các hạng A1, A2, A3.
– Bản sao giấy CMND hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy CMND hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài). Khi đến thực hiện thủ tục cấp lại GPLX tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải, người lái xe gửi một bộ hồ sơ, chụp ảnh trực tiếp và xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.
Sau thời gian hai tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện GPLX đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại GPLX.

* Bao giờ được cấp lại GPLX?

– Thời gian đổi GPLX thông thường (đối với loại GPLX còn hạn và không bị mất hồ sơ gốc) là sau bảy ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ.

– Trường hợp bị mất hồ sơ gốc: Thời gian quy định là 02 tháng.

Căn cứ pháp lý: Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ

Trên đây là câu trả lời của Phạm Law đôí với trường hợp của bạn, nếu còn vướng mắc bạn vui lòng kết nối đến Tổng đài tư vấn 1900 6284 của Phạm Law để được hỗ trợ tư vấn

Trân trọng

> xem thêm: Tịch thu phương tiện khi vượt quá nồng độ cồn cho phép có vi hiến???

 

 

4.5/5 - (8 bình chọn)