Tịch thu phương tiện khi vượt quá nồng độ cồn cho phép có vi hiến???

Điều khiển xe có nồng độ cồn quá mức sẽ bị tịch thu phương tiện?

Gần đây, dư luận hêt sức xôn xao về kiến nghị của Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia đối với Thủ tướng chính phủ đề xuất tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 24 tháng và tịch thu phương tiện nếu trong máu có nồng độ cồn trên 80 mg/100ml hoặc vượt quá 0,4 mg/1lít khí thở, đồng thời phải thi lại nội dung về Luật Giao thông đường bộ trước khi cấp lại giấy phép lái xe.

Chúng ta cung đi vào bình luận nội dung liên quan đến vấn đề này.

Ô tô, xe máy là tài sản rất lợn của dân Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại
Ô tô, xe máy là tài sản rất lợn của dân Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại

Nếu chấp thuận đề xuất mới của UBATGTQG thì Chính Phủ sẽ phải sửa đổi hoặc thay thế hoàn toàn Nghị định 171/2013/NĐ-CP bởi quy định người điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn trên 80mg/100ml hoặc vượt quá 0,4mg/1lít khí thở sẽ bị xử phạt từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng, tước quyền sử dụng GPLX 2 tháng của Nghị định này sẽ không phù hợp nữa. Chiếu quy định mới vào Luật ta sẽ thấy một số điểm bất ổn:

Cùng một lỗi nhưng tịch thu nhiều loại phương tiện có giá trị khác nhau
Do đặc điểm phương tiện giao thông đa dạng về chủng loại, cũ mới do đó giá trị của các xe sẽ khác nhau, cá biệt có những phương tiện có giá trị nhiều tỷ đồng. Nếu tịch thu 2 phương tiện có giá trị khác nhau chỉ vì một lỗi giống nhau sẽ không công bằng, vi phạm nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật quy định tại Hiến Pháp.

Theo Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, muốn xác định thẩm quyền tịch thu phương tiện vi phạm thì phải xác định được giá trị của phương tiện tức là phải định giá tài sản. Pháp luật hiện hành chỉ mới quy định định giá tài sản trong tố tụng hình sự, tố tụng dân sự và tố tụng hành chính, chưa có định giá tài sản trong lĩnh vực xử lý hành chính do vậy không có cơ sở để thực hiện.

Với xe ô tô có giá trị trên 40 triệu, pháp luật xử lý như thế nào?
Luật xử lý vi phạm hành chính quy định mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm giao thông đường bộ là 40 triệu đồng. Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định các hình phạt chính đều là phạt tiền, tùy theo tính chất mức độ vi phạm mà quy định mức phạt khác nhau. Chỉ áp dụng tịch thu là hình phạt bổ sung đối với một số trường hợp như tịch thu đèn, còi, giấy đăng ký, biển số … sai quy định. Do đó nếu áp dụng tịch thu phương tiện giao thông hình phạt bổ sung thì sẽ có nguy cơ hình phạt bổ sung nặng hơn hình phạt chính.

Tước đoạt quyền sở hữu tài sản, có chăng là vi phạm nhân quyền?
Quyền sở hữu tài sản là một quyền được pháp luật bảo hộ, không dễ gì tước bỏ quyền này của công dân trừ trường hợp công dân sử dụng tài sản của mình để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật với tính chất nghiêm trọng, gây nguy hại lớn cho xã hội. Vì vậy cần phải nghiên cứu đánh giá thật kỹ đối với đề xuất của UBATGTQG bởi dù sao vi phạm về nồng độ cồn cũng chỉ là vi phạm hành chính chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Nếu áp dụng quy định này sẽ dẫn đến trường hợp vi phạm hành chính thì bị tịch thu xe tiền tỷ trong khi phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thì chỉ bị phạt tù cho hưởng án treo và bồi thường dân sự vài chục triệu đồng.

Xử phạt vi phạm giao thông là xử phạt đối với người điều khiển phương tiện, còn tịch thu phương tiện giao thông lại tác động đến tài sản của người chủ phương tiện. Theo pháp luật dân sự thì chủ tài sản không thể bị tước bỏ quyền định đoạt đối với tài sản của mình chỉ vì hành vi vi phạm của người khác. Do đó trường hợp người vi phạm về nồng độ cồn không phải là chủ tài sản, chỉ là người mượn xe, thuê xe thì quy định theo như đề xuất của UBATGTQG sẽ trái với các quy định về bảo vệ quyền sở hữu tại Bộ luật dân sự.

Nếu quy định này được đi vào thực hiện sẽ dẫn tới xuất hiện hàng loạt các vụ kiện đòi tài sản mà người khởi kiện là chủ phương tiện giao thông còn người bị kiện là những người điều khiển phương tiện giao thông của họ mà vi phạm. Việc này gây bất ổn cho xã hội, kéo theo là gánh nặng giải quyết cho các tòa án vốn đang trong tình trạng “nợ án” chưa giải quyết kịp đối với số vụ việc hiện tại.

Do giá trị phương tiện lớn nên người vi phạm sẽ tìm mọi cách để không bị tịch thu phương tiện. Điều này dẫn đến tình trạng tiêu cực vốn rất nhức nhối trong lĩnh vực giao thông đường bộ càng có nguy cơ trầm trọng hơn với số lượng và tính chất các vụ tiêu cực sẽ tăng một cách chóng mặt.

Như vậy, đề xuất của UBATGTQG khó thực hiện trên thực tế và có nhiều điểm trái luật. Nếu muốn giảm thiểu tai nạn giao thông thì không có biện pháp nào hiệu quả hơn là giáo dục ý thức tham gia giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông chất lượng đáp ứng yêu cầu mật độ phương tiện tham gia giao thông ngày càng cao, thật sự nghiêm túc trong các khâu đào tạo lái cấp giấy phép lái xe, đăng kiểm phương tiện giao thông./.

Nguồn: Tổng hợp

Thủ tục giải thể doanh nghiệp

Rate this post