Tình huống hay theo Luật Doanh nghiệp 2014

Tình huống hay theo Luật Doanh nghiệp năm 2014

Bài tập tình huống về luật doanh nghiệp 2014 có lời giải cụ thể chi tiết

Email:hoanghuyen.nt@…

Kính chào công ty luật Phamlaw, mong các luật sư tư vấn bài tập luật doanh nghiệp 2014 sau và tình huống này cũng tương tự các tình huống thực tế gặp phải khi các doanh nghiệp hoạt động:

Tháng 8/2015, bà Nguyễn Ngọc Lan đứng ra kêu gọi đầu tư thành lập công ty TNHH Phương Dung có trụ sở tại đường Quang Trung, quận Hà Đông, TP Hà Nội. khi kêu gọi đầu tư,  công ty đã được thành lập bao gồm 4 thành viên: Bà Lan góp 35% vốn điều lệ, Bà Phương đóng góp 20% vốn điều lệ, ông Hưng đóng góp 15% vốn điều lệ, Bà Thương đóng góp 30% vốn điều lệ của công ty. Điều lệ của công ty hoàn toàn phù hợp với Luật doanh nghiệp năm 2014. Sở kế hoạch đầu tư đã cấp giấy chứng nhận ĐKKD. Theo thỏa thuận, bà Lan sẽ là chủ tịch hội đồng thành viên, ông Hưng là giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của công ty. Để thay đổi điều lệ của công ty, bà Lan triệu tập hội đồng thành viên vào ngày 10/10/2015 theo đúng trình tự thủ tục. tuy nhiên phiên họp chỉ có bà Lan và ông Hưng tham dự. quyết định cũng chỉ được bà Lan và Ông Hưng biểu quyết thông qua.

Hỏi:

  1. Quyết định sửa đổi điều lệ của công ty đã hợp lệ hay chưa? Vì sao?
  2. Sau khi có con dấu của công ty, công ty muốn làm thêm một con dấu nữa cho các chức danh chủ chốt trong công ty thì có được ko? Thủ tục như thế nào?
  3. Giả sử, công ty kinh doanh dịch vụ thương mại điện tử, ngày 1/9/2015 công ty Phương Dung có bán cho công ty Khúc Quyên 200 cái máy giặt hiệu Toshiba – MT5, trong hợp đồng mà 2 bên kí kết, công ty Khúc Quyên sẽ trả tiền thành 2 lần, lần 1 tương ứng với 50 cái, lần 2 sẽ thanh toán hết số tiền vào ngày 1/10/2016. Tuy nhiên, đã quá thời hạn 4 tháng mà bên Khúc Quyên vẫn chưa thanh toán hết số tiền lần 2, hỏi nếu bên Phương Dung khởi kiện ra tòa án thì bên Khúc Quyên phải thanh toán số tiền tổng cộng cả gốc cả lãi là bao nhiêu, biết máy giặt có đơn giá là 4,5tr/1 cái và lãi suất là 2%/tháng, tòa án nào có thẩm quyền giải quyết?
  4. Vì công ty tiếp tục làm ăn không có lãi trong nhiều năm sau đó, không thể thanh toán được các khoản nợ. các thành viên muốn tuyên bố giải thể công ty, vậy ai là người có thể thay mặt các thành viên thực hiện cv đó?
  5. Sau khi công ty tuyên bố giải thể được 1 tháng, ông Hưng muốn đứng ra thành lập công ty riêng thì có đc không?

>>> Tổng đài tư vấn pháp luật

Trả lời: (Câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo)

*1.Căn cứ theo quy định của luật doanh nghiệp 2014, có hiệu lực 1/7/2015 thì quyết định sửa đổi điều lệ của công ty là chưa hợp lệ, quy định tại khoản 1, điều 59, luật doanh nghiệp 2014.

“Điều 59. Điều kiện và thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên

Cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có số thành viên dự họp sở hữu ít nhất 65% vốn điều lệ; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.”

**2. Bà Lan và Ông Hưng chỉ sở hữu tổng cộng là 50% vốn điều lệ, vậy nên việc biểu quyết của họ chưa đủ giá trị để thay đổi điều lệ công ty.

Việc công ty muốn làm thêm một vài con dấu nữa cho các chức danh chủ chốt của công ty là hoàn thoàn có thể. Căn cứ pháp luật quy định tại điều 44, luật doanh nghiệp 2015. Và có hướng dẫn chi tiết tại điều 34, nghị định 78/ 2015 NĐCP

Điều 44. Con dấu của doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:

a) Tên doanh nghiệp;

b) Mã số doanh nghiệp.

2. Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

3. Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty.

4. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Về vấn đề con dấu: Luật doanh nghiệp 2014 đã tạo ra một bước tiến mới trong việc cải cách con dấu, không còn phải bị động bởi các cơ quan nhà nước mà con dấu này được doanh nghiệp tự quyết đáp ứng đủ nội dung theo quy định và thông báo với cơ quan nhà nước.

Quy định này áp dụng cho các doanh nghiệp mới bắt đầu làm con dấu và những doanh nghiệp muốn thay đổi con dấu theo hướng quy định này. Các con dấu đã sử dụng từ trước đến giờ nếu không muốn đổi thì vẫn có thể giữ nguyên.

***3. Số tiền mà bên Khúc Quyên phải trả cho Phương Dung là:

(150 x 4,5) = 675tr

Số tiền lãi nếu tính 2%/tháng quá hạn là:

(675×2%) x4 = 54tr

Tổng số tiền phải trả:

675+54 = 729 tr

****4. Khoản 7, điều 202, quy định về trình tự giải thể doanh nghiệp của luật doanh nghiệp 2014 thì:

 “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi đề nghị giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp”.

Như vậy, ông Hưng sẽ là người thực hiện các trình tự giải thể cho doanh nghiệp.

*****5. Sau khi công ty giải thể 1 tháng thì ông Hưng hoàn toàn có thể thành lập doanh nghiệp của riêng mình, thậm chí là không bị bắt buộc quy định thời gian trong trường hợp giải thể.

Trường hợp doanh nghiệp bị phá sản thì sau 3 năm chủ doanh nghiệp mới có thể thành lập một doanh nghiệp khác.

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật sư Phamlaw đối với bài tập tình huống luật doanh nghiệp có đáp án cụ thể theo yêu cầu của bạn, nếu còn khó khăn, vướng mặc hoặc muốn được tìm hiểu thêm bạn vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn pháp luật của chúng tôi hoặc liên hệ đến số hotline 097 393 8866 để được hỗ trợ./.

Bài tập tình huống luật doanh nghiệp chúng tôi sẽ hạn chế giải đáp bằng văn bản. Quý khách hàng lưu ý, có kết nối đến tổng đài 1900 6284 để được hỗ trợ tư vấn chuyên sâu.

Tình huống hay theo Luật Doanh nghiệp năm 2014

Trân trọng!

 

 

 

5/5 - (2 bình chọn)