Quy định mới trong Luật phá sản 2014

Quy định mới trong Luật phá sản 2014

Câu hỏi: Kính chào Quý luật sư, trong thời gian gần đây tôi đọc được rất nhiều bài viết tư vấn của Quý luật sư trên website phamlaw.com về lĩnh vực doanh nghiệp, đặc biệt là thủ tục giải thể doanh nghiệp. Hiện tại công ty tôi cũng rơi vào tình trang phải chấm dứt hoạt động, tuy nhiên không phải do doanh nghiệp muốn giải thể mà do chúng tôi không còn đủ khả năng thanh toán các khoản nợ nên có khả năng phá sản. Tôi có tìm hiểu về thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật, từ đó được biết các quy định về phá sản đã có sự thay đổi kể từ khi có Luật phá sản 2014. Vậy Quý luật sư có thể chỉ ra giúp tôi những điểm mới về phá sản theo quy định mới được không? Tôi xin chân thành cảm ơn!

(Câu hỏi được biên tập từ mail gửi đến Bộ phận tư vấn pháp luật của PHAMLAW).

Quy định mới trong Luật phá sản 2014
Quy định mới trong Luật phá sản 2014

Trả lời: (Câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo)

Với nội dung câu hỏi trên, luật sư xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Trong quá trình cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trên thị trường ngày nay, phá sản được coi là một hệ quả tất yếu. Vậy một doanh nghiệp khi rơi vào tình trạng này cần giải quyết như thế nào, thủ tục ra sao? Luật phá sản 2014 do Nhà nước ban hành thay thế Luật phá sản 2004 được cho là mở ra nhiều cảnh cửa hơn cho doanh nghiệp để rút khỏi thị trường một cách hợp pháp. Bài viết dưới đây Phamlaw xin chỉ ra một số điểm nổi bật của quy định pháp luật mới để Quý khách có thể hiểu rõ hơn về thủ tục này.

I. Tình trạng mất khả năng thanh toán

Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật phá sản 2014 có quy định như sau:

“1. Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh  toán.

2. Phá sản là tình trang của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản”

Đây là điểm tiến bộ so với quy định tại Luật phá sản 2004 khi đã làm rõ được sự khác biệt giữa hai khái niệm “mất khả năng thanh toán” và “phá sản”. Như vậy, một doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán được coi là trong tình trạng phá sản chỉ khi Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản. Tình trạng mất khả năng thanh toán là cơ sở để nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản, tuy nhiên tình trạng mất khả năng thanh toán không nhất thiết sẽ đi tới việc mở thủ tục phá sản. Cũng theo quy định của Điều luật trên, tình trạng mất khả năng thanh toán được gia hạn là 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn, điều này đã tạo thêm cơ hội, khả năng thanh toán khoản nợ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã. Quy định này áp dụng trên thực tế cho phép các doanh nghiệp, hợp tác xã khi chưa có quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án có thể bằng cách nào đó khắc phục được tình trạng  mất khả năng thanh toán. Thâm chí ngay cả khi đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn có thể được rút đơn trong trường hợp thỏa thuận thành công với chủ nợ như theo quy định tại Điều 37 Luật phá sản 2014.

II. Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh

Theo quy định của Luật phá sản 2014, Hội nghị chủ nợ có thể đưa ra nghị quyết đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi kinh doanh đối với doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Tiếp đó doanh nghiệp phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh đưa lên cho thẩm phán xem xét và triệu tập hội nghị chủ nợ. Trong trường hợp hội nghị chủ nợ ra nghị quyết thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh thì thẩm phán sẽ ra quyết định công nhận nghị quyết này. Các biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh quy định trong Luật phá sản 2014 là một danh sách mở, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng phá sản.

III. Tuyên bố phá sản

Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản trong các trường hợp sau:

  • Không còn tài sản để thanh toán lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hay chi phí phá sản;
  • Hội nghị chủ nợ đã được hoãn nhưng khi triệu tập lại vẫn không đáp ứng điều kiện theo quy định;
  • Hội nghị chủ nợ không thông qua được nghị quyết trong lần đầu họp; không tổ chức lại được hội nghị để thông qua biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh; không thông qua được nghị quyết về biện pháp này;
  • Doanh nghiệp không xây dựng được/không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời gian quy định; hết thời hạn thực hiện phương án mà vẫn trong tình trạng mất khả năng thanh toán.

Qua nghiên cứu các quy định của pháp luật như trên, có thể thấy Luật phá sản 2014 đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp rút khỏi thị trường hay tạo cơ hội quay trở lại thị trường để tiếp tục hoạt động kinh doanh. Quý khách nên tìm hiểu kỹ về thủ tục này để tìm ra phương án xử lý thích hợp cho doanh nghiệp mình khi lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

Trên đây là ý kiến tư vấn của PHAMLAW về câu hỏi “Quy định mới trong Luật phá sản 2014” của Quý khách. Nếu Quý khách còn vướng mắc hay cần thêm thông tin chi tiết, xin hãy liên hệ với bộ phận tư vấn thủ tục hành chính của PHAMLAW hoặc tổng đài tư vấn pháp luật chuyên sâu qua số hotline 1900. Để sử dụng dịch vụ, Quý khách hàng vui lòng kết nối tới Số hotline: 0973938866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

—————————

Bộ phận tư vấn pháp lý chuyên sâu – Phamlaw

> Xem thêm: 

 

Rate this post