Pháp luật lại không được thực thi

Hết thời gian hoãn thi hành án, cơ quan thi hành án vẫn buộc người dân phải tiếp tục chờ…

Gửi thư đến Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Minh Phụng (ấp Lộc Khê, xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng, Tây Ninh) trình bày: Tháng 4-2013, ông mua trúng đấu giá nhà và đất. Đến giữa tháng 5-2013 mọi thủ tục mua bán đấu giá hoàn tất, ông cũng trả hết tiền mua tài sản. Theo hợp đồng đấu giá, khi nào người trúng đấu giá giao tiền hết thì sẽ được nhận tài sản và thời gian gia hạn thêm không quá 45 ngày.

toaanluongtam
Công lý phải được thực thi mới đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật

>>> Tổng đài tư vấn pháp luật

Đến thời hạn giao tài sản,  ông Phụng không nhận được thông báo nào từ phía Chi cục Thi hành án (THA) dân sự huyện Trảng Bàng và công ty bán đấu giá. Sau đó, ông lên xuống cơ quan THA này rất nhiều lần để hỏi nhưng chỉ nhận được câu trả lời miệng là phải chờ.

Tháng 10-2013, cơ quan THA mời ông lên làm việc và thông báo lý do chậm trễ giao tài sản vì có sự can thiệp của cơ quan chức năng. Nghe vậy, ông liền gửi đơn khiếu nại. Đầu năm nay, cơ quan THA trả lời việc THA bị hoãn lại ba tháng để TAND tỉnh xem xét lại bản án của TAND huyện Trảng Bàng (liên quan đến vụ việc mà cơ quan THA phải bán nhà, đất để đảm bảo THA như đã nói trên).

“Do có nhu cầu về nhà ở nên tôi đã vay mượn bạn bè mới mua được số tài sản trên. Vậy mà đến thời điểm nhận tài sản cơ quan THA cứ hẹn tới hẹn lui. Hiện nay, thời gian tạm hoãn cũng đã hết mà vụ việc vẫn rơi vào im lặng. Trước tình thế khổ sở này, tôi yêu cầu cơ quan THA cho tôi nhận lại tiền để mua nhà khác ở nhưng cơ quan này trả lời không thể được” – ông Phụng than thở.

images682502_0097
Buộc phải cưỡng chế khi các đương sự không bàn giao tài sản, đảm bảo cho pháp luật được thực thi (hình ảnh minh họa)

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Trần Hồng Linh, Chi cục trưởng Chi cục THA huyện Trảng Bàng, cho biết: “Bán tài sản xong, THA đã thanh toán tiền theo đúng quy định. Đồng thời, chúng tôi vận động người phải THA giao tài sản nhưng họ kiên quyết không giao. THA cũng đã chủ động mời các đơn vị liên quan để họp bàn và lên kế hoạch cưỡng chế. Tuy nhiên, sau đó THA huyện Trảng Bàng phải ra quyết định hoãn THA trong thời hạn ba tháng vì nhận được công văn của TAND tỉnh Tây Ninh sẽ xem xét lại bản án của TAND huyện Trảng Bàng. Hiện nay, bản án có liên quan đến tài sản bán đấu giá đã có quyết định kháng nghị giám đốc thẩm. Tuy thời gian tạm hoãn THA đã hết nhưng THA Trảng Bàng chưa thể THA vì quan ngại những hệ lụy về sau nếu việc giám đốc thẩm có những phán quyết khác cũng như chưa có sự chỉ đạo cụ thể để giải quyết vụ việc của cơ quan cấp trên… Việc ông Phụng xin nhận lại tiền mua tài sản cũng có thể ảnh hưởng đến chuyện này nên  chưa thể thực hiện được”.

Theo quy định tại Điều 19 và Điều 279 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS), bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được mọi công dân, cơ quan, tổ chức tôn trọng. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Toà án phải nghiêm chỉnh chấp hành.

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Toà án nhân dân và các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Toà án phải nghiêm chỉnh thi hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ đó.

Theo quy định của Luât thi hành án năm 2008, khi bản án có hiệu lực pháp luật thì Toà án phải gửi bản án cho người phải thi hành án và người được thi hành án đồng thời gửi bản án cho cơ quan thi hành án và Viện kiểm sát cùng cấp (trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật (bản án phúc thẩm có hiệu lực từ ngày tuyên án).

Về thi hành án thì Nhà nước khuyến khích các đương sự tự nguyện thi hành án (thời hạn trong 30 ngày); nếu không tự nguyện thì người được thi hành án và người phải thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án; và biện pháp cưỡng chế thi hành án là biện pháp cuối cùng căn cứ vào bản án đã có hiệu lực pháp luật.

 

Rate this post