DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP CỦA PHAM LAW

Quý khách hàng thân mến!

Nếu như nhiều năm trước đây, doanh nghiệp (DN) rất ít bận tâm đến câu chuyện pháp lý, thì những năm gần đây, trước sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, các quan hệ trong hoạt động của DN ngày một phức tạp hơn, nhiều DN rơi vào bờ vực phá sản chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật và sự chủ quan. Chính vì vậy, đại bộ phận DN đã có sự quan tâm về vấn đề này. Tuy nhiên, quan tâm như thế nào là đúng mực có lẽ vẫn là vấn đề đáng được bàn đến, Phạm Law xin được chia sẻ một số vấn đề mà các doanh nghiệp đang hết sức quan tâm và quan trọng trong hoạt động doanh nghiệp.

>>> Tổng đài tư vấn pháp luật

1. Quan hệ nội bộ

Đạ số DN Việt Nam được kết hợp từ những cá nhân có mối quan hệ thân quen. Chính vì vậy, những ngày đầu thành lập DN, các thành viên, cổ đông sáng lập thường rất “dễ dãi” trong mọi vấn đề. Trừ những DN có quy mô lớn, rất nhiều DN không có hệ thống văn bản nội bộ, quy định rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của thành viên, cổ đông, chức danh quản lý trong công ty. Vì vậy, những người trực tiếp quản lý điều hành DN không biết làm như thế nào là đúng pháp luật, không xâm hại đến quyền lợi của các thành viên, cổ đông khác; các thành viên, cổ đông không trực tiếp quản lý, điều hành công ty thì mơ hồ về mọi việc. Hậu quả là sự nghi kỵ, xung đột quyền lợi phát sinh; tranh chấp giữa các thành viên, cổ đông với nhau và giữa thành viên, cổ đông với công ty xảy ra.

Để tránh hậu quả có tính tất yếu đó, theo chúng tôi, các thành viên, cổ đông ngoài việc nghiêm túc xem xét thống nhất từng điều khoản tại điều lệ, còn cần phải thông qua các văn bản quy định chi tiết về việc quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp (DN); quy định cụ thể quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng cá nhân liên quan.

2. Quan hệ với đối tác

Trong hoạt động kinh doanh của DN, quan hệ hợp đồng với đối tác là quan hệ có tính phức tạp, đa dạng. Sẽ vô cùng rủi ro nếu DN: ký kết hợp đồng với một đối tác “tay không bắt giặc”, đang lâm vào tình trạng “giật gấu vá vai”, không có chữ tín (không vì thương hiệu của đơn vị mình)…; không có sự quan tâm đúng mực đến các điều khoản của hợp đồng, có tâm lý sợ làm phật lòng đối tác khi chào hợp đồng chặt chẽ; không có sự tư vấn của chuyên gia pháp lý, luật sư trước khi đặt bút ký vào hợp đồng. Do vậy, trong quan hệ hợp đồng với đối tác, DN cần lưu ý: dùng một hợp đồng mẫu cùng loại như một hợp đồng mang tính chất định hướng; đặt tên hợp đồng cho đúng với bản chất của quan hệ hợp đồng; tên và thông tin liên quan đến các bên phải được thể hiện đầy đủ và chính xác; xem xét tư cách người đại diện ký kết hợp đồng của đối tác và văn bản liên quan đến người đó; sử dụng ngôn ngữ trong hợp đồng càng đơn giản, dễ hiểu càng tốt; định nghĩa, giải thích tất cả các thuật ngữ có khả năng gây nhầm lẫn trong quá trình thực hiện; xem xét kỹ việc sử dụng dấu câu và một số từ nối như “và” – “hoặc” hay “ngoại trừ” – “bao gồm”; dự liệu tất cả các tình huống có thể xảy trong quá trình thực hiện hợp đồng; yêu cầu luật sư tư vấn xem lại mọi hợp đồng trước khi đặt bút ký; luôn luôn ghi nhớ “mất lòng trước sẽ được lòng sau”.

3. Rủi ro từ các quan hệ với Nhà nước

Các vi phạm về các nghĩa vụ công cộng như nộp thuế, bảo vệ môi trường, bảo đảm chất lượng, bảo đảm an toàn của người lao động..vv

Các rủi ro nói trên, nếu xảy ra chắc chắc dẫn đến các hậu quả tiêu cực đối với cả doanh nghiệp lẫn người quản lý doanh nghiệp. Đó là tổn thất vật chất và tài chính, suy giảm uy tín đặc biệt nghiêm trọng hơn là phương hại về quyền tự do, thân thể và danh dự đối với người quản lý doanh nghiệp.

Trong giai đoạn chuyển đổi của nền kinh tế như ở nước ta hiện nay, các yếu tố rủi ro đối với đời sống kinh doanh là không thể tránh khỏi. Các nhà kinh doanh chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm đương nhiên là ý thức được các rủi ro đó. Tuy nhiên, giải pháp để phòng ngừa và khắc phục cần các kiến thức toàn diện và sâu sắc hơn về các vấn đề mà các nhà doanh nghiệp khó có thể có được… Các nhà tư vấn pháp lý sẽ hỗ trợ quá trình này. Đối với các nhà doanh nghiệp trẻ và mới vào nghề, tư vấn pháp lý đương nhiên phải giúp họ trước hết là chỉ ra được và phân tích các rủi ro tiềm tàng và rủi ro trong từng thương vụ cụ thể.

Trong trường hợp có tranh chấp pháp lý xảy ra thì cố vấn pháp luật sẽ đưa ra các giải pháp tối ưu để chủ doanh nghiệp lựa chọn nhằm hạn chế chi phí cho doanh nghiệp. Lợi ích to lớn mà tư vấn pháp luật mang lại đó là không phải giải quyết tranh chấp đã xảy ra mà dự liệu nó trong tương lai, vì thế mà chi phí thuê tư vấn sẽ thấp hơn nhiều so với chi phí giải quyết tranh chấp.

Phamlaw với những chuyên viên, luật sư giầu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình sẽ cung cấp cho Quý khách hàng những dịch vụ tư vấn trong Doanh nghiệp bao gồm:

– Tư vấn chính sách pháp luật liên quan đến các hoạt động doanh nghiệp;

– Tư vấn các thủ tục thành lập, thay đổi, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp;

– Tư vấn lao động trong doanh nghiệp;

– Tư vấn thủ tục giải thể doanh nghiệp;

– Tư vấn quản trị doanh nghiệp;

– Tư vấn quản lý nội bộ doanh nghiệp;

Tư vấn giải quyết các tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp;

Và các dịch vụ khác theo yêu cầu của Quý khách hàng

=========================
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.

Công ty tư vấn Phạm law

Tầng 5, tòa nhà Thủy Lợi
số 28, đường Lê Trọng Tấn, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội 
Điện thoại: 04.629 23859-Hotline: 097.393.8866
Email : pham.lawyer8866@gmail.com

Rate this post