Tranh chấp khi chơi hụi sẽ được giải quyết ở đâu?

Luật sư cho tôi hỏi: Vợ chồng tôi có chơi hụi với vợ chồng ông bà A. Sau đó, ông bà đã quỵt hụi 6 tỷ đồng trong đó của vợ chồng tôi có 14 triệu đồng. Tôi đã làm đơn khởi kiện lên tòa án nhân dân huyện nhưng không thấy họ giải quyết từ năm 2009 đến nay. Xin hỏi bây giờ tôi muốn khởi kiện thì khởi kiện ở đâu? Và thủ tục khởi kiện thế nào?

Với câu hỏi của bạn Phamlaw xin được tư vấn như sau (câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo):

Hụi, họ, biểu phường được quy định trong Bộ luật dân sự và cụ thể tại nghị định Số: 144/2006/NĐ-CP về họ, hụi, biêu, phường ( gọi chung là họ)

Trong Nghị định có quy định rõ về trách nhiệm cuả thành viên không góp họ tại Điều 30 như sau:  “1. Trong trường hợp thành viên không góp phần họ khi đến kỳ mở họ thì thành viên đó phải thanh toán đủ phần họ còn thiếu tương ứng với thời gian chưa thanh toán cho đến thời điểm kết thúc họ và bồi thường thiệt hại nếu có.

2. Trong trường hợp thành viên không góp phần họ, chủ họ đã góp các phần họ thay cho thành viên đó thì thành viên phải trả cho chủ họ các phần họ chậm trả và khoản lãi đối với các phần họ chậm trả. Mức lãi do các bên thoả thuận, nếu không có thoả thuậnhoặc không thoả thuận được thì áp dụng mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm trả các phần họ.

Khi có tran chấp xảy ra như trường hợp của vợ chồng bạn thì việc giải quyết tranh chấp sẽ được quy định tại Điều 31 : “Trong trường hợp có tranh chấp về họ hoặc phát sinh từ họ thì tranh chấp đó được giải quyết bằng thương lượng, hoà giải hoặc theo yêu cầu của một hoặc nhiều người tham gia họ, tranh chấp đó được giải quyết tại Toà án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.”

Như vậy,  nếu hội viên của hụi bạn không đóng tiền hụi thì trước hết các bên phải tiến hành thương lượng, hòa giải. Và nếu không thành thì sẽ tiến hành khởi kiện tại tòa án nhân dân cùng cấp.

Nếu bạn muốn kiện ra tòa án thì cần thực hiện các thủ tục:

– Gửi đơn khởi kiện có nội dung theo khoản 2 điều 164 bộ luật tố tụng dân sự

a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

c) Tên, địa chỉ của người khởi kiện;

d) Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có;

đ) Tên, địa chỉ của người bị kiện;

e) Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có;

g) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có.

– Các tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án

Ví dụ: sổ hụi, xác nhận của các thành viên góp hụi về việc chậm chung hụi,…

Thẩm quyền giải quyết: tòa án nơi bị đơn cư trú ( người bạn kiện) điều 35 bộ luật tố tụng dân sự.

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày.

Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ ký để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày (Điều 36 Luật khiếu nại, tố cáo đã được sửa đổi, bổ sung năm 2005).

Hoặc, bạn có thể gửi khiếu nại, kiến nghị của mình trên cổng thông tin điện tử Chính phủ. Sau đó, ý kiến khiếu nại của bạn sẽ được gửi về các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết vấn đề đó.

Trên đây là quan điểm của Phamlaw đối với trường hợp của bạn, nếu còn vướng mắc bạn có thể kết nối trực tiếp cho chúng tôi, chúng tôi sẵn sàng trợ giúp.

Trân trọng./.

Rate this post