Xã hội ngày càng phát triển, sự phân công lao động ngày càng thể hiện rõ rệt, theo đó mỗi người chỉ có thể đảm trách một mảng công việc nhỏ trong xã hội. Trong khi đó, nhu cầu của con người về vật chất, tinh thần ngày càng tăng và để thỏa mãn nhu cầu đó thì các chủ thể phải tham gia các giao dịch khác nhau, trong đó có giao dịch dân sự. Và lịch sử xã hội loài người cũng đã chứng minh rằng một xã hội sẽ không phát triển nếu chỉ có sự trao đổi hàng hóa trong một phạm vi hạn hẹp. Ngày nay, với sự phát triển như vũ báo của đời sống kinh tế – xã hội, các giao dịch nói chung và giao dịch dân sự nói riêng là phương tiện hữu hiệu và cần thiết để thỏa mãn quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể, thêm vào đó, việc hiểu rõ các quy định của pháp luật sẽ giúp người dân có hành xử đúng đắn, đề phòng và ngăn ngừa được những rủi ro không đáng có trong mọi giao dịch phát sinh ở đời sống thường ngày.
1. Hợp đồng dân sự thường xảy ra tranh chấp:
– Hợp đồng đặt cọc : đây là một giao dịch dân sự dưới hình thức văn bản, mặc dù nó có trước hợp đồng mua bán hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán nhưng nó vẫn là một giao dịch dân sự độc lập với hợp đồng mua bán. Ví dụ : trong hợp đồng mua bán nhà “giấy tay” có ghi bên mua đặt cọc trước và hẹn ngày ra công chứng ký hợp đồng nhưng vì lý do nào đó công chứng từ chối thì hợp đồng “giấy tay” kia bị vô hiệu nhưng giao dịch đặt cọc vẫn có hiệu lực và bên có lổi bị phạt cọc theo thỏa thuận. Trong thực tế có rất nhiều trường hợp tranh chấp về đặt cọc, sự thiếu hiểu biết những quy định liên quan có thể gây thiệt hại rất lớn trong giao dịch.
– Hợp đồng mua bán nhà : vì đây là một tài sản quan trọng nên pháp luật quy định rất chặt chẽ trong giao dịch với những nội dung và hình thức nhất định. Các hình thức sở hữu nhà ngày càng phong phú đa dạng : nhà chung cư, nhà tập thể, nhà sở hữu chung, nhà thừa kế, và nhất là nhà “không giấy” . . . điều này làm cho các cá nhân tổ chức khi giao mua bán phải nắm vững thông tin và quy định pháp luật nhằm tránh những thiệt hại đáng tiếc xảy ra.
– Hợp đồng mua bán tài sản : những tài sản có giá trị cao thông thường được giao dịch dưới hình thức văn bản, những thỏa thuận trong các điều khoản sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên, nó có giá trị pháp lý bắt buộc các bên phải tuân thủ thi hành theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, các bên cần xem xét những yếu tố mà trong trường hợp nếu có xảy ra tranh chấp thì thiệt hại được hạn chế ở mức thấp nhất.
– Hợp đồng vay tài sản : là loại hợp đồng thông dụng nhất hiện nay, tài sản vay chủ yếu là tiền và điều này làm phát sinh nhiều vấn đề liên quan phức tạp khi tranh chấp xảy ra. Thứ nhất là không tìm được người vay khi họ mất khả năng thanh toán, thứ hai là lãi suất thường cao hơn nhiều lần so với quy định, thứ ba là rất dễ phát sinh những quan hệ pháp luật khác trong quá trình tranh chấp như cãi vã, bạo lực, đòi nợ bất hợp pháp . . . gây ra nhiều thiệt hại không thể lường trước được.
2. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng :
– Trong giao dịch dân sự hàng ngày, mặc dù không có thỏa thuận dưới dạng hợp đồng nhưng chúng ta vẫn phải bồi thường thiệt hại do chính chúng ta gây ra từ những lỗi vô ý hay cố ý. Ví dụ như : gây tai nạn giao thông, đánh nhau . . .
– Thiệt hại bao gồm : tài sản, sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, danh dự, uy tín. Để xác định mức thiệt hại cụ thể không đơn giản, thông thường dựa trên thỏa thuận giữa các bên, nếu không thỏa thuận được thì sẽ phát sinh tranh chấp.
– Để bảo vệ quyền lợi của mình, bên thiệt hại cần xác định cụ thể thiệt hại thực tế xảy ra, mức độ thiệt hại quy thành tiền. Tuy nhiên cũng phải xem xét hoàn cảnh, khả năng của người gây thiệt hại để có mức thương lượng hợp lý nhằm đảm bảo sự bồi thường nhanh chóng, cần thiết, hạn chế thưa kiện kéo dài.
3. Thừa kế :
– Khi một người chết đi, tài sản của người đó sẽ được để lại cho những người còn sống gọi là thừa kế. Như vậy, thừa kế là vấn đề phổ biến trong đời sống hàng ngày của con người, rất dễ phát sinh những tranh chấp di sản vì quyền thừa kế được pháp luật bảo vệ nghiêm ngặt.
– Thừa kế theo di chúc : là việc một người muốn chuyển tài sản của mình cho một người khác cụ thể sau khi chết. Di chúc phải hợp pháp đúng theo quy định củ pháp luật, người nhận di sản theo di chúc có quyền xác lập quyền sở hữu tài sản bằng các thủ tục hành chính liên quan.
– Thừa kế theo pháp luật : là việc người chết không để lại di chúc thì di sản sẽ được phân chia theo quy định pháp luật về thừa kế. Chính vì vậy, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, việc xác định hàng thừa kế của mình rất cần thiết từ đó xác định phần có thể được hưởng để thương lượng hoặc tranh chấp di sản thừa kế.
4. Dịch vụ của Công ty tư vấn Phamlaw:
– Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí cho mọi đối tượng.
– Đại diện theo ủy quyền tiến hành đàm phán, thương lượng, tranh chấp.
– Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án dân sự.
Thù lao luật sư được thỏa thuận theo vụ việc và được ghi cụ thể trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.
=========================
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hướng dẫn chi tiết.
Công ty tư vấn Phamlaw
Tầng 5, tòa nhà Thủy Lợi
số 28, đường Lê Trọng Tấn, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 04.629 23859-Hotline: 097.393.8866
Email : pham.lawyer8866@gmail.com