So sánh ưu nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh

Câu hỏi: So sánh ưu nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh

Tôi đang muốn kinh doanh dịch vụ sửa chữa máy tính và cung cấp linh kiện điện tử tuy nhiên tôi đang rất băn khoăn không biết nên thành lập doanh nghiệp tư nhân hay hộ kinh doanh cá thể. Xin hỏi, doanh nghiệp tư nhân có ưu nhược điểm gì so với hộ kinh doanh? Tôi nên lựa chọn loại hình kinh doanh nào thì có lợi nhất?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về hộp thư tư vấn của Phamlaw. Như đã biết, hiện nay, do sự phát triển không ngừng của nên kinh tế cùng với sự tinh giản trong thủ tục thành lập doanh nghiệp nên số lượng các doanh nghiệp được thành lập ngày một tăng cao. Tuy nhiên, nhu cầu hoat động kinh doanh nhỏ lẻ của các cá nhân, tổ chức cũng chiếm một phần không nhỏ nên để đáp ứng được điều đó, Luật doanh nghiệp năm 2014 nói chung và các văn bản hướng dẫn nói riêng cũng đã có những quy định nhằm giúp các cá nhân, tổ chức dễ dàng hơn trong việc lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp với nhu cầu của mình.

So Sánh Uu Nhuoc Diem Cua Doanh Nghiệp Tư Nhân Và Hộ Kinh Doanh
So sánh ưu nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh

Trở lại với câu hỏi của bạn, đây cũng là thắc mắc của rất nhiều người khi gửi câu hỏi về hộp thư tư vấn của Phamlaw, nên để có thể giúp bạn trong việc lựa chọn được loại hình kinh doanh phù hợp nhất giữa doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể, chúng tôi sẽ so sánh về ưu điểm cũng như hạn chế của hai loại hình kinh doanh này.

Theo khoản 1 Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014 thì doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.  Do đó, doanh nghiệp tư nhân sẽ có tư cách doanh nghiệp, có quyền của doanh nghiệp mà hộ kinh doanh không có như quyền mở chi nhánh, văn phòng đại diện,; quyền xuất nhập khẩu,; quyền thuê lao động không hạn chế; quyền áp dụng Luật phá sản khi kinh doanh thua lỗ… Tuy nhiên, song song với những ưu điểm trên thì do doanh nghiệp tư nhân chịu sự điều chỉnh trực tiếp của Luật doanh nghiệp nên thủ tục thành lập, chấm dứt hoạt động phức tạp hơn; sự quản lý của Nhà nước đối với loại hình kinh doanh này cũng chặt chẽ hơn.

Còn đối với hộ kinh doanh thì theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Nghị định 75/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật doanh nghiệp 2014 thì Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Theo đó, hộ kinh doanh không có tư cách doanh nghiệp nên thủ tục thành lập, chấm dứt hoạt động sẽ đơn giản hơn so với doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, hộ kinh doanh chỉ được kinh doanh tại một địa điểm, không có con dấu và sử dụng không quá 10 lao động. Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động nếu có xảy ra thu lỗ thì hộ kinh doanh sẽ không được áp dụng Luật phá sản mà thay vào đó, chủ hộ kinh doanh sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về vấn đề thua lỗ của hộ kinh doanh của mình.

Trên đây là “So sánh ưu nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh” mà chúng tôi đã rút ra để giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp với nhu cầu của mình. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc muốn được tư vấn thêm hoặc cần chúng tôi thực hiện các thủ tục pháp lý, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0973938866 hoặc qua tổng đài 19006284.

Xin trận trọng cảm ơn!

 

 

 

 

 

 

1/5 - (2 bình chọn)