Thủ tục đăng ký doanh nghiệp

Thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản mới nhất hiện hành.

Trong thời buổi kinh tế thị trường, ai cũng muốn tìm cho mình một cơ hội để phát triển. Kinh doanh luôn luôn là lựa chọn hàng đầu để những nhà đầu tư khiến cho tiền đẻ ra tiền. Một trong những hình thức kinh doanh an toàn và hiệu quả nhất đó chính là thành lập một công ty. Hình thức công ty luôn tạo cho đối tác của bạn cảm giác tin tưởng, an tâm khi hợp tác.

> xem thêm: Thủ tục giải thể công ty

 

thu-tuc-dang-ky-doanh-nghiep

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

Thành lập doanh nghiệp là việc tổ chức, cá nhân có nhu cầu sản xuất kinh doanh trên thị trường thực hiện thủ tục pháp lý tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xác định tư cách pháp lý cho doanh nghiệp và đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp có sự bảo hộ của Nhà nước và pháp luật. Việc thực hiện đúng các thủ tục đăng ký doanh nghiệp là bước đệm quan trọng giúp Doanh nghiệp có thể hoạt động hợp pháp trên thị trường kinh doanh. Dưới đây, Luật Phamlaw sẽ hướng dẫn theo quy định pháp luật mới nhất về thủ tục đăng ký doanh nghiệp giúp Quý khách hàng có thể tham khảo

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Luật doanh nghiệp 2020

Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT

Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư

Các văn bản pháp luật khác có liên quan (Luật Ngân hàng, Luật các tổ chức tín dụng, Luật du lịch, Luật kinh doanh bảo hiểm,…).

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?

Theo quy định tại khoản 1 điều 3 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì Đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của Nghị định này.

Việc đăng ký doanh nghiệp sẽ được cơ quan nhà nước thông qua và cấp phép hoạt động thông qua việc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo sử dụng mẫu con dấu tròn của doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp của bạn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép và công nhận về mặt pháp luật để có quyền hoạt động kinh doanh những mặt hàng như đã đăng ký một cách hợp pháp và được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo hộ. Khi đó, các doanh nghiệp khác sẽ hoàn toàn tin tưởng và việc ký kết hợp đồng hoàn toàn có thể diễn ra vì doanh nghiệp đã có tư cách pháp nhân và có con dấu tròn. Chính hành lang pháp lý của doanh nghiệp đã giúp cho các hoạt động trở nên minh bạch và đáng tin cậy hơn.

2. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

Theo quy định của Luật Doanh Nghiệp năm 2020 có các loại hình doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn và Công ty Cổ phần. Mỗi loại hình doanh nghiệp có những ưu nhược điểm riêng và việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào tùy vào nhu cầu của từng nhà đầu tư tại từng thời điểm.

Dù là loại hình doanh nghiệp nào thì cũng có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch cụ thể, được cơ quan nhà nước cấp giấy phép đăng ký kinh doanh nên có thể tham gia hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực đã đăng ký. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để đăng ký doanh nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế của nhà đầu tư và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật hiện hành? Dưới đây, Luật Phamlaw sẽ hướng dẫn thủ tục đăng ký doanh nghiệp mới nhất cho Quý khách hàng.

Theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp bao gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp muốn đăng ký, người thành lập doanh nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký.

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

(1) Đối với doanh nghiệp tư nhân, hồ sơ đăng ký gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (Tại phụ lục I-3 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT);.

– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

(2) Đối với công ty hợp danh, hồ sơ đăng ký gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (Tại phụ lục I-3 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT);.

– Điều lệ công ty.

– Danh sách thành viên.

– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

(3) Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, hồ sơ đăng ký gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (Tại phụ lục I-3 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT);.

– Điều lệ công ty.

– Danh sách thành viên.

– Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

(4) Đối với công ty cổ phần, hồ sơ đăng ký gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp ( Phụ lục I-4 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT);

– Điều lệ công ty.

– Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

– Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh theo một trong các phương thức sau đây:

Cách 1: Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi công ty TNHH muốn đặt trụ sở kinh doanh.

Cách 2: Nộp hồ sơ online tại địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng.

Cách 3: Qua dịch vụ bưu chính

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp;

Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Bước 4: Nhận kết quả

Trường hợp hồ sơ hợp lệ và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp nhận kết quả trực tiếp tại Phòng ĐKKD hoặc nhận qua đường bưu chính (trong trường hợp uỷ quyền đăng ký doanh nghiệp cho đơn vị bưu chính công ích).

Bước 5: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Hiện nay, ngay khi nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp thì người nộp hồ sơ cũng đồng thời nộp lệ phí công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp cùng hồ sơ thành lập công ty. Do đó, ngay khi công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì cũng đồng thời được công bố thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Lưu ý: Theo quy định tại  Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định rất rõ ràng rằng doanh nghiệp sau khi được Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai. Quá thời hạn nêu trên, các doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điều 45 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Mức phạt mà các doanh nghiệp có thể phải chịu dao động từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

– Không thông báo công khai nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;

– Thông báo công khai nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp không đúng thời hạn quy định.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đối với các hành vi vi phạm nêu trên.

Bước 6: Khắc dấu và đăng tải mẫu dấu

Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký Doanh Nghiệp, Doanh nghiệp tiến hành thủ tục khắc dấu và đăng tải mẫu dấu lên cổng thông tin quốc gia. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp.

Ngoài khắc dấu và công bố mẫu dấu thì doanh nghiệp phải: lắp biển hiệu, mở tài khoản ngân hàng, mua chữ ký số, kê khai thuế điện tử và khai nộp lệ phí môn bài

Trên đây là toàn bộ những vấn đề bạn cần biết về thủ tục thành lập doanh nghiệp. Nếu như bạn cần thực hiện dịch vụ làm các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, vui lòng liên hệ Luật Phamlaw qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508 để được hỗ trợ nhanh nhất. Luật Phamlaw cam kết tư vấn và thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời gian sớm nhất với mức chi phí hợp lý nhất.

Thị trường mở rộng, các doanh nghiệp đầu tư có vốn nước ngoài, các doanh nghiệp liên doanh hay chỉ đơn thuần là các doanh nghiệp Việt Nam muốn sử dụng lao động là người nước ngoài là tương đối nhiều. Một vướng mắc hay gặp phải trong vấn đề này là giấy phép lao động của họ khi công tác và làm việc tại Việt Nam. Nắm được những lo âu đó, Phamlaw cung cấp dịch vụ xin giấy phép lao động, với kinh nghiệm nhiều năm kinh nghiệm, quan hệ tốt đẹp với các cơ quan hành chính nhà nước chúng tôi đảm bảo giấy phép của bạn sẽ có nhanh nhất với những thủ tục đơn giản nhất.

Luat-su-gioi-tai-ha-noi

 

                                                                            Dịch vụ xin giấy phép lao động

Được thành lập từ nhiều năm nay, quy tụ nhiều luật sư giỏi tại Hà Nội Phamlaw cam kết:

  • Báo giá hợp lý
  • Thời gian ngắn gọn
  • Tận tâm – uy tín.
  • Hết lòng vì khách hàng.
  • Giảm giá 10% cho mỗi lần tiếp theo làm dịch vụ.

=========================
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết.

CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT PHAMLAW

—————————

Tầng 12, Tòa nhà Licogi 13
số 164 Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội 

Hotline: 097.393.8866; 091 611 0508 -Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6284
Email : pham.lawyer8866@gmail.com

>>> Xem thêm: Dịch vụ quyết toán thuế cho doanh nghiệp

 

 

 

5/5 - (1 bình chọn)