Dịch vụ thành lập công ty cổ phần tại Đồng Nai
Việt Nam đã trải qua giai đoạn khốc liệt nhất của đại dịch Covid-19, sau đại dịch nhu cầu thành lập doanh nghiệp để đầu tư phát triển kinh doanh đang trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp được đa phần nhà đầu tư lựa chọn để thành lập. Nhằm đáp ứng mong muốn, nhu cầu của quý khách hàng trên mọi miền tổ quốc nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng, Phamlaw xin gửi tới quý khách hàng dịch vụ thành lập công ty cổ phần (CTCP) tại Đồng Nai, kính mời quý khách hàng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Vài nét khái quát về tỉnh Đồng Nai
Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ, có diện tích tự nhiên là 5.907,2 km².
Tỉnh được xem là một cửa ngõ đi vào vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ – vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước. Đồng thời, Đồng Nai là một trong 4 góc nhọn của Tứ giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Bà Rịa – Vũng Tàu – Đồng Nai. Dân cư tập trung phần lớn ở Biên Hòa với hơn 1 triệu dân và ở 2 huyện Trảng Bom, Long Thành.
Tỉnh lỵ của Đồng Nai hiện nay là thành phố Biên Hòa, cách Thành phố Hồ Chí Minh 30km, cách Hà Nội 1.684km theo đường Quốc lộ 1A. Đây là thành phố trực thuộc tỉnh có dân số đông nhất cả nước, với quy mô dân số tương đương với 2 thành phố trực thuộc trung ương là Đà Nẵng và Cần Thơ.
Với những lợi thế về mặt kinh tế, xã hội và các chính sách đầu tư phát triển, việc thành lập các CTCP tại Đồng Nai sẽ góp phần tham gia sản xuất, kinh doanh đem lại lợi ích trước hết là cho mỗi cá nhân, tổ chức có nhu cầu, đồng thời đóng góp cho sự phát triển của tỉnh.
Điều kiện thành lập CTCP tại tỉnh Đồng Nai
1. Điều kiện về chủ thể thành lập và quản lý CTCP tại Đồng Nai
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020 các chủ thể bao gồm: tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập trừ những tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, đó là:
– Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
– Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước…
Lưu ý: Số lượng Cổ đông CTCP phải đảm bảo tối thiểu 3 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa.
2. Điều kiện về kinh tế
– Các cổ đông sáng lập phải chuẩn bị số vốn để thực hiện phần vốn góp như cam kết, vốn góp có thể là các loại tài sản; tiền mặt; các quyền sở hữu trí tuệ…
– Ngoài ra tổ chức, cá nhân cần phải chuẩn bị những điều kiện vất chất cần thiết để công ty ra đời như nhà xưởng, kho bãi, văn phòng, máy móc thiết bị…phù hợp với từng loại hình và ngành nghề kinh doanh.
3. Điều kiện về vốn điều lệ và vốn pháp định
– Vốn điều lệ là số vốn do các cổ đông góp hoặc cam kết góp vốn và được ghi vào Điều lệ công ty. Thời hạn góp vốn được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020, các công ty phải góp đủ vốn đăng ký trong thời hạn 90 ngày kể từ khi thành lập. Và chế tài xử phạt kèm theo cũng quy định: công ty không góp đủ thì vốn mặc định giảm xuống đến mức đã góp, cổ đông nào không góp thì không còn là cổ đông của công ty và công ty phải điều chỉnh vốn cũng như loại hình tương ứng.
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu do pháp luật quy định áp dụng đối với một số ngành nghề kinh doanh đặc thù như chứng khoán, vàng, kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tiền tệ, bất động sản và được quy định cụ thể trong luật chuyên ngành tương đương. Ví dụ: Vốn pháp định Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe (được quy định cụ thể trong Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi) là 300 tỷ. Nếu quý khách hàng có nhu cầu thành lập CTCP trong lĩnh vực này tại Đồng Nai cần phải chuẩn bị nguồn vốn đủ lớn phù hợp với ngành nghề.
4. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh là yếu tố được kiểm soát chặt chẽ khi thực hiện thủ tục thành lập CTCP tại Đồng Nai. Công ty chỉ có thể thực hiện đăng ký thành lập công y với các ngành nghề không bị cấm kinh doanh hoặc kèm theo điều kiện kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Luật Đầu tư 2020 quy định về danh mục hàng hóa, dịch vụ bị cấm kinh doanh, bao gồm:
– Các chất ma túy cấm đầu tư kinh doanh (phụ lục I);
– Danh mục hóa chất, khoáng vật cấm (Phụ lục II);
– Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm nhóm I (phụ lục III);
– Ngoài ra, Luật đầu tư 2020 còn quy định về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (Phụ lục IV).
5. Điều kiện về tên công ty
Việc đặt tên cho CTCP phải tuân thủ quy định cụ thể tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020 (Ví dụ: CTCP + tên riêng) tuy nhiên cần lưu ý những điều cấm trong đặt tên công ty:
– Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của công ty đã đăng ký được quy định tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020;
– Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;
– Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Đối với tên công ty bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của công ty
– Tên công ty bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của công ty có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
– Trường hợp công ty có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của công ty được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của công ty tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do công ty phát hành.
– Tên viết tắt của công ty được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
6. Điều kiện về địa điểm kinh doanh
Nhằm đảm bảo việc hoạt động và thực hiện các thủ tục kê khai thuế, trụ sở chính của công ty phải được đặt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Đồng Nai; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Trình tự, thủ tục thành lập CTCP tại Đồng Nai được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ theo quy định tại tại Điều 22 Luật doanh nghiệp 2020; Điều 23 Nghị định 01/2021/NĐ-CP; Thông tư 01/2021/TT-BKHDT, cụ thể hồ sơ thành lập công ty cổ phần bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (Theo Phụ lục I-4 Thông tư 01/2021 Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp);
– Điều lệ CTCP;
– Danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. (Theo Phụ lục I-7 Thông tư 01/2021 Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp và (Theo Phụ lục I-8 Thông tư 01/2021 Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp));
– Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
+ Giấy tờ pháp lý của cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
+ Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
– Ngoài ra, trong trường hợp doanh nghiệp ủy quyền cho cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp thì cần bổ sung văn bản ủy quyền cho người trực tiếp thực hiện thủ tục và bản sao công chứng chứng minh thư của người được ủy quyền (Văn bản ủy quyền này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực).
– Trong trường hợp, doanh nghiệp ủy quyền cho tổ chức có tư cách pháp nhân thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp thì cần bổ sung hợp đồng dịch vụ pháp lý với tổ chức đó và giấy giới thiệu của tổ chức cho một cá nhân cụ thể trực tiếp thực hiện thủ tục, kèm theo bản sao công chứng chứng minh thư của người được giới thiệu.
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập CTCP tại Đồng Nai
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định trên, người nộp đơn/hoặc được ủy quyền nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai.
Hoặc nộp hồ sơ qua mạng tại Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn) bằng chữ ký số công cộng hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh.
– Trường hợp nộp hồ sơ qua mạng điện tử sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh
+ Người đại diện theo pháp luật/người được ủy quyền kê khai thông tin, tải văn bản điện tử của các giấy tờ chứng thực cá nhân tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh.
+ Người đại diện theo pháp luật/người được ủy quyền sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải toàn bộ hồ sơ điện tử ở bước 1 dưới dạng PDF và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng.
+ Để hoàn tất việc nộp hồ sơ trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, các bạn phải thực hiện thêm một bước liên kết tài khoản ngân hàng để tiến hành thanh toán lệ phí Công bố nội dung đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia, mức lệ phí hiện tại năm 2022 về thành lập doanh nghiệp là 100.000 đồng.
– Trường hợp nộp bằng chữ ký số công cộng
+ Người đại diện theo pháp luật/người được ủy quyền kê khai thông tin, tải toàn bộ hồ sơ điện tử ở bước 1 dưới dạng PDF và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng.
+ Để hoàn tất việc nộp hồ sơ trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, các bạn phải thực hiện thêm một bước liên kết tài khoản ngân hàng để tiến hành thanh toán lệ phí Công bố nội dung đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia, mức lệ phí hiện tại năm 2022 về thành lập doanh nghiệp là 100.000 đồng.
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Sau khi thanh toán xong, hồ sơ thành lập công ty mới chính thức được Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh tiếp nhận.
+ Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung sau 03-05 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ. Lúc này doanh nghiệp phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo đúng yêu cầu và tiến hành nộp lại theo đúng quy trình ở bước 2, tuy nhiên không phải nộp thêm lệ phí.
+ Nếu hợp lệ thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông tin cho cơ quan thuế để tạo mã số doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp sau khi nhận được mã số từ cơ quan thuế. Doanh nghiệp sẽ nhận được phôi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sau 03-05 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ.
Bước 4: Nhận kết quả
Sau 03-05 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, công ty sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có hai cách để nhận kết quả:
+ Cách thứ nhất, đến trực tiếp Phòng Đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch – đầu tư tỉnh Đồng Nai để nhận kết quả;
+ Cách thứ hai, đăng ký nhận kết quả qua đường bưu điện thông qua Cổng hỗ trợ tiện ích đăng ký doanh nghiệp của Sở kế hoạch – đầu tư.
Trên đây là nội dung tư vấn “Dịch vụ thành lập Công ty cổ phần tại Đồng Nai”. Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.