Kinh tế thị trường dưới góc độ luật pháp

Kinh tế thị trường dưới góc độ luật pháp

1. Kinh tế thị trường là gì?

Không có một khái niệm cụ thể nào trên toàn thế giới, tuy nhiên, theo từ điển Wikipedia thì “Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.”

Tại Việt Nam, Đại hội Đảng XI đã đưa vào cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với quan điểm “ Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”… Trong đó các chủ thể tham gia đều bình đẳng với nhau, cạnh tranh văn minh trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành. Một số văn bản pháp luật điều chỉnh nền kinh tế thị trường nói chung dưới bài viết này, Quý khách hàng có thể tham khảo.

Kinh Te Thi Truong La Gi Duoi Goc Do Luat Phap
Kinh tế thị trường dưới góc độ luật pháp

2. Kinh tế thị trường dưới góc độ luật pháp

1.1 Quy định của Bộ luật Dân sự

Vấn đề sở hữu trong BLDS 2015 sửa đổi bổ sung năm 2022

Các quyền sử dụng, quyền định đoạt cũng được BLDS quy định chặt chẽ, phản ánh rõ yêu cầu của nền kinh tế thị trường là ủy quyền quản lý: do sự vận động nhanh chóng của các quan hệ tài sản, hàng hóa trong nền kinh tế thị trường, do sự đan xen của các hình thức sở hữu và đặc biệt do nhiều chủ sở hữu không thể trực tiếp định đoạt tài sản của mình trên thực tế.

Về vấn đề đa dạng sở hữu của nền kinh tế thị trường, BLDS cũng quy định hẳn một mục riêng về Hình thức sở hữu, bao gồm sở hữu toàn dân, sở hữu riêng và sở hữu chung với những quy định rất chi tiếp, được quy định từ Điều 197 đến Điều 220 của BLDS. Việc quy định này đóng vai trò quan trọng trong xác định sở hữu của các mô hình công cty, từ đó đưa ra các biện pháp bảo vệ sở hữu.

BLDS điều chỉnh các giao dịch dân sự trong nền kinh tế thị trường

Nền kinh tế thị trường muốn vận hành được sẽ phải thông qua các giao dịch dân sự, các hợp đồng mua bán, trao đổi hàng hóa, do chính các chủ thể tham gia giao kết. Và hình thức pháp lý thích hợp và có hiệu quả trong việc đảm bảo sự vận động của hàng hóa, tiền tệ là hợp đồng – sự thỏa thuận làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể.

Điêù này được thể hiện tại Mục 7, Chương XV, Phần thứ 3 của BLDS với những điều khoản rất chặt chẽ. Ngoài ra, BLDS cũng có một chương riêng để đề cập đến một số hợp đồng thông dụng để các bên có thể áp dụng trực tiếp.

2.2 Quy định của Luật Doanh nghiệp 2020

Dựa theo các hình thức sở hữu khác nhau của nền kinh tế thị trường mà pháp luật cũng đặt ra các quy định đối với các mô hình doanh nghiệp hiện nay, để có thể kiểm soát hoạt động một cách tốt nhất.

Ví dụ: Đối với mô hình Công ty TNHH, tại Điều 69 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về điều kiện chia lợi nhuận: “Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật, bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn trả sau khi chia lợi nhuận

Quy định này rất cần thiết vì mục đích hoạt động của nền kinh tế thị trường chính là tạo ra lợi nhuận cho các chủ thể. Chính vì thế nên việc quy định về vấn đề chia lợi nhuận là rất cần thiết. Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp cũng quy định rất chi tiết đối với từng mô hình doanh nghiệp: từ việc đăng ký thành lập, quyền và trách nhiệm của các thành viên,… Từ đó giúp việc thực hiện các giao dịch của các chủ thể diễn ra thuận lợi và đảm bảo tuân thủ pháp luật

3.3 Quy định của Luật Cạnh tranh 2018

Dưới tác động của quy luật cung cầu, quy luật giá trị mà trên thực tế các chủ thể kinh doanh luôn xảy ra sự cạnh tranh vì mục đích tối đa hóa lợi nhuận cho mình. Thậm chí, có rất nhiều chủ thể chỉ quan tâm đến lợi nhuận của bản thân chứ không chú ý đến lợi ích của người khác, lợi ích tiêu dùng và lợi ích xã hội.

Xuất phát từ thực tiễn đó, pháp luật Cạnh tranh đã đặt ra ba câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Và Sản xuất cho ai?. Việc trả lời ba câu hỏi này giúp các chủ thể kinh doanh tính toán được các chi phí, lợi nhuận cho mình để đưa ra giải pháp tốt nhất.

Trên thực tế, Luật Cạnh tranh 2018 đã quy định về các hành vi cạnh tranh: Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, Hành vi cạnh tranh không lành mạnh, Hành thức tập trung kinh tế, hành vi Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền. Đồng thời Luật cũng đã chỉ rõ các hành vi bị cấm, điều này đảm bảo thị trường hoạt động một cách tốt nhất, tạo lập được môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, bình đẳng, minh bạch và đảm bảo được quyền tự do cạnh tranh trong kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Đối với hành vi tập trung kinh tế bị cấm thì được quy định tại Điều 30 Luật Cạnh tranh năm 2018 như sau: “Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam

Ngoài ra, Luật cạnh tranh còn dành hẳn Chương 2 để quy định về Thị trường liên quan và thị phần, đây là một quy định rất cần thiết đối với các hoạt động của nền kinh tế. Điều này liên quan trực tiếp đối với dấu hiệu nhận biết các hành vi mà Luật Cạnh tranh điều chỉnh. Cụ thể, tại Điều 24 quy định về Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, đã quy định như sau:

1. Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 của Luật này hoặc có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan.

2. Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động gây tác động hạn chế cạnh tranh và có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 của Luật này hoặc có tổng thị phần thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan;

b) Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan;

c) Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan;

d) Năm doanh nghiệp trở lên có tổng thị phần từ 85% trở lên trên thị trường liên quan.

3. Nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm doanh nghiệp có thị phần ít hơn 10% trên thị trường liên quan”.

Vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng, tổ chức và quản lý nền kinh tế thị trường bằng các quy định luật pháp phải đảm bảo quyền tự do kinh doanh và sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Việc sử dụng quản lý nhà nước bẳng các công cụ pháp luật trong nền kinh tế thị trường hiện nay là điều thiết yếu nhằm thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển, vận hành theo cung cầu thực tế xã hội, nâng cao vị thế và đưa đất nước phát triển bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế

Xem thêm: >>> Những lợi thế của công ty cổ phần trong nền kinh tế thị trường

———————————

Luật Phamlaw

 

5/5 - (2 bình chọn)