Thay đổi ngành nghề công ty cổ phần

Để giúp công ty cổ phần thuận lợi cho thủ tục thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh, chúng tôi xin hướng dẫn thủ tục thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp vàcác văn bảnhướng dẫn thi hành luật doanh nghiệp, cụ thể như sau:

I. Hồ sơ thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần.

1- Thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh (do người đại diện theo pháp luật ký);

2-  Quyết định bằng văn bản về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh của Đại hội đồng cổ đông (do Chủ tịch hội đồng quản trị ký) và quyết định phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty;

3-  Bản sao biên bản họp về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh của Đại hội đồng cổ đông (có chữ ký của chủ  tọa và thư ký cuộc họp hoặc chữ ký của các cổ đông dự họp). Biên bản phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty;

4- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định;

5- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân nếu công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề;

6- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh ngiệp, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế.

– Số bộ hồ sơ phải nộp: 01 bộ

– Thời hạn trả kết quả: 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ (kết quả giải quyết có hai loại: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với hồ sơ hợp lệ và được chấp thuận hoặc Thông báo bổ sung đối với hồ sơ chưa hợp lệ cần sửa đổi bổ sung).

LƯU Ý:
– Không viết tay vào các mẫu để nộp hồ sơ.

II. Các dịch vụ hỗ trợ của Công ty tư vấn Phamlaw

1. Soạn thảo tài liệu hồ sơ cho doanh nghiệp;

2. Đại diện nộp hồ sơ và nhận kết quả.

–   Đại diện cho khách hàng nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở KHĐT;

–   Theo dõi/hiệu chỉnh hồ sơ (nếu cần) và nhận kết quả trả lời của Phòng đăng ký kinh doanh;

–   Nhận kết quả là Giấy chứng nhận ĐKKD tại Phòng đăng ký kinh doanh.

Rate this post