Thành viên Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần

Thành viên Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần

CTCP ra đời là một tất yếu trong quá trình vận động của nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, cá nhân trong việc huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau để mở rộng quy mô kinh doanh. Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong vấn đề quản trị CTCP đó là vai trò của Hội đồng quản trị mà tiêu đại diện là các thành viên. Vậy thành viên Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần được pháp luật doanh nghiệp điều chỉnh ra sao kính mời quý khách hàng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Phamlaw.

1. Thành viên Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần là gì?

Hội đồng quản trị là “tổ chức” quản lý công ty cổ phần, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Quyền và nghĩa vụ của hội đồng quản trị theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ của công ty.

Thành viên hội đồng quản trị là các cá nhân có đủ tiêu chuẩn và điều kiện trở thành thành viên của Hội đồng quản trị. Tùy vào từng công ty mà số lượng thành viên hội đồng quản trị sẽ là từ 3 đến 11 người. Số lượng thành viên hội đồng quản trị được quy định tại Điều lệ công ty.

2. Số lượng và nhiệm kỳ thành viên Hội đồng quản trị

Về nguyên tắc, Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty mà không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Số lượng cũng như nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần được quy định tại Điều 154 Luật doanh nghiệp năm 2020.

– Thứ nhất, số lượng thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 154 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có từ 03 đến 11 thành viên. Số lượng thành viên cụ thể của Hội đồng quản trị công ty cổ phần sẽ do Điều lệ công ty quy định.

Dựa trên quy định đó, doanh nghiệp sẽ lựa chọn số lượng thành viên cho phù hợp với điều kiện thực tế. Doanh nghiệp cũng cần lưu ý rằng số lượng thành viên Hội đồng quản trị“quá ít” hoặc “quá đông” thì đều có thể làm giảm hiệu quả của quá trình ra quyết định. Những quyết định được đưa ra ngay từ đầu có sự đồng thuận cao chưa chắc đã hiệu quả hơn những quyết định được bàn thảo nhiều và có nhiều ý kiến phản biện. Do đó, quy mô Hội đồng quản trị quá nhỏ sẽ thiếu sự đa dạng về quan điểm và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, Ngược lại, quy mô Hội đồng quản trị quá đông thì sẽ khó tìm kiếm được sự đồng thuận.

Thực tế từ ví dụ sau có góc nhìn đa chiều hơn về vấn đề trên

“Nếu Điều lệ công ty không quy định khác, Hội đồng quản trị có từ ba đến mười một thành viên các loại”. Việc luật quy định một con số cứng nhắc mà không tính đến các trường hợp số lượng thành viên Hội đồng quản trị có thể tăng lên là không hợp lý. Lấy ví dụ trường hợp sáp nhập công ty.

Khi hai công ty sáp nhập với nhau thì chỉ chấm dứt sự tồn tại công ty bị sáp nhập còn số lượng các cổ đông của công ty đó vẫn giữ nguyên. Điều đó cũng có nghĩa rằng họ (các cổ đông của công ty bị sáp nhập) vẫn có quyền được bảo vệ quyền lợi của mình trong công ty mới thông qua người đại diện của mình trước đây là thành viên Hội đồng quản trị do tiếp bầu lên bằng lá phiếu của mình.

Tuy nhiên, hiện tại do pháp luật không quy định gì về họ đã trực Hội đồng quản trị trong trường hợp sáp nhập công ty, cho nên khi sáp nhập, các thành viên Hội đồng quản trị của công ty sáp nhập vốn dĩ thường ở “cửa trên” nên họ dựa vào quy định của Luật doanh nghiệp là Hội đồng quản trị chi cho phép tối đa 11 thành viên để có lý do từ chối không cho các thành viên của công ty bị sáp nhập tham gia Hội đồng quản trị. Do đó, Hội đồng quản trị của công ty bị sáp nhập coi như bị “giải tán” sau khi sáp nhập (trường hợp Hội đồng quản trị của Habubank sáp nhập vào SHB là một ví dụ). Các cổ đông công ty bị sáp nhập hoàn toàn phụ thuộc vào các thành viên Hội đồng quản trị của công ty sáp nhập mà họ không được trực tiếp bầu lên. Khoảng trống của Luật doanh nghiệp vô hình trung đã làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên Hội đồng quản trị khi công ty bị sáp nhập vào công ty khác.

Thứ hai, nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần

Theo quy định tại khoản 2 Điều 154 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên độc lập Hội đồng quản trị không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định về số lượng, thời hạn cụ thể của nhiệm kỳ, số thành viên Hội đồng quản trị phải thường trú ở Việt Nam do Điều lệ công ty quy định. Trường hợp tất cả thành viên Hội đồng quản trị cùng kết thúc nhiệm kỳ thì các thành viên đó tiếp tục là thành viên Hội đồng quản trị cho đến khi có thành viên mới được bầu thay thế và tiếp quản công việc (trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác). Và Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, quyền, nghĩa vụ, cách thức tổ chức và phối hợp hoạt động của các thành viên độc lập Hội đồng quản trị.

3. Tiêu chuẩn và điều kiện thành viên Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần

James C. Collins đã từng nói: “Nếu như công ty bạn là một chiếc xe, hãy mời những người thích hợp lên xe và những người không thích hợp xuống xe”. Tham gia, đồng hành và duy trì quan hệ đó trong cùng một doanh nghiệp đã khó, những người quản lý thành viên Hội đồng quản trị lại càng khó hơn nếu như doanh nghiệp không xây dựng được những nguyên tắc chung để làm hệ quy chiếu các vấn đề trong doanh nghiệp.

Tại khoản 1 Điều 155 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy cấu, tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị. Theo đó, thành viên Hội đồng quản trị phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

Thứ nhất, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật doanh nghiệp năm 2020.

Thứ hai, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác. Điều này được hiểu “nếu Điều lệ công ty không có quy định khác” mà một cổ đông nắm giữ gần tuyệt đối số cổ phần của công ty thì cũng có thể không đủ điều kiện để bầu làm thành viên Hội đồng quản trị. Ngược lại, cổ đông màkhông có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh của công ty vẫn có thể được bầu làm thành viên Hội đồng quản trị nếu “Điều lệ công ty có quy định khác”.

Thứ ba, thành viên Hội đồng quản trị công ty có thể đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của công ty khác,

Thứ tư, đối với công ty con mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì thành viên Hội đồng quản trị không được là người có quan hệ gia đình (như vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột,chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu,em dâu…)của Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty, không được là người có liên quan của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ.

Ngoài ra, quy định về thành viên độc lập Hội đồng quản trị có các tiêu chuẩn và điều kiện sau (trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác):

 –  Không phải là người đang làm việc cho công ty, công ty mẹ hoặc công ty con của công ty; không phải là người đã từng làm việc cho công ty, công ty mẹ hoặc công ty con của công ty ít nhất trong 03 năm liền trước đó;

– Không phải là người đang hưởng lương, thù lao từ công ty, trừ các khoản phụ cấp mà thành viên Hội đồng quản trị được hưởng theo quy định;

– Không phải là người có vợ hoặc chồng, bố đẻ, bố nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột là cổ đông lớn của công ty; là người quản lý của công ty hoặc công ty con của công ty;

– Không phải là người trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu ít nhất 01% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty;

– Không phải là người đã từng làm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của công ty ít nhất trong 05 năm liền trước đó, trừ trường hợp được bổ nhiệm liên tục 02 nhiệm kỳ.

Nguyên tắc Luật doanh nghiệp quy định là vậy, song ở mỗi doanh nghiệp lại có thể có quy định riêng, đặc thù mà có một số điểm khác so với quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020, Điều lệ Công ty có thể quy định tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản trị, nhưng các tiêu chuẩn đó không được vi phạm các quyền cơ bản của cổ đông.

Ví dụ 1: Điều lệ của Công ty cổ phần thực phẩm CJ Cầu Tre quy định:

“Điều 10. Tư cách thành viên Hội đồng quản trị

1. Thành viên Hội đồng quản trị là những người mà pháp hật và Điều lệ công ty không cấm làm thành viên Hội đồng quản trị. Thành viên Hội đồng quản trị có thể không phải là cổ đông của công ty.

2. Để đảm bảo có sự tách biệt giữa vai trò giám sát và điều hành công ty Công ty cần hạn chế thành viên Hội đồng quản trị kiêm nhiệm chức vụ trong bộ máy điều hành của công ty.

3. Thành viên Hội đồng quản trị một Công ty không được đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của trên năm (05) công ty khác.

4. Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm nhiệm chức Giám đốc hoặc Tổng giám đốc điều hành trừ khi việc kiêm nhiệm này được phê chuẩn tại Đại hội đồng cổ đông thường niên

Điều 11. Thành phần Hội đồng quản trị

1. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị ít nhất là năm(05) người và nhiều nhất là mười một (11) người, trong đó khoảng một phần ba tông số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập không điều hành.

2. Trong trường hợp một thành viên bị mất tư cách thành viên theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty, bị cách chức hoặc vì một lý do nào đó không thể tiếp tục làm thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng quản trị có thể bổ nhiệm người khác thay thế. Thành viên Hội đồng quản trị thay thế trong trường hợp này phải được biểu quyết thông qua tại Đại hội đồng cổ đông gần nhất”

 Ví dụ 2: Tại khoản 3 Điều 24 trong Điều lệ Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai ban hành tháng 4/2013 quy định như sau:

 Điều kiện để trở thành thành viên của Hội đồng quản trị:

1. Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm quản lý trong các lĩnh vực mà Công ty đang hoạt động và kinh doanh;

2. Có đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp.

5. Miễn nhiệm, bãi nhiệm, thay thế và bổ sung thành viên Hội đồng quản trị

Về bản chất, “miễn nhiệm” được sử dụng trong Luật doanh nghiệp là để chỉ những trường hợp khi “một chủ thể có thẩm quyền mà trước đây đã được bầu hoặc được bổ nhiệm và nay “không còn” được tiếp tục với vai trò “người quản lý doanh nghiệp” khi mà người đó chưa hết nhiệm kỳ hoặc trước khi hết thời hạn đảm nhận vị trí “người quản lý doanh nghiệp” bởi nhiều lý do khác nhau như không hoàn thành công việc được giao, có đơn xin nghỉ, đối tượng thuộc nhóm không được quản lý.

Theo Điều 160 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì thành viên Hội đồng quản trị bị “miễn nhiệm” trong các trường hợp sau đây:

Thứ nhất, không có đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy Luật doanh nghiệp năm 2020;

Thứ hai, không có đơn từ chức và được chấp nhận;

Thứ ba, các trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty.

Trường hợp đặc biệt, thành viên Hội đồng quản trị có thể bị “bãi nhiệm” theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông khi:

– Không tham gia các hoạt động của Hội đồng quản trị trong 06 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;

– Trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty.

Ví dụ về yêu cầu miễn nhiệm:

Tại một số doanh nghiệp có thành viên Hội đồng quản trị ở nước ngoài và “không tham gia họp hoặc tham gia rất ít các hoạt động của Hội đồng quản trị”. Và Điều lệ công ty không cho các thành viên Hội đồng quản trị tham dự cuộc họp thông qua các hình thức khác như ủy quyền tham dự, hội nghị trực tuyến. Trong trường hợp này, cổ đông có thể yêu cầu “miễn nhiệm” thành viên Hội đồng quản trị.

Cụ thể, cổ đông có thể gửi đề xuất này đến Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giải trình lý do cũng như nguyên nhân thành viên đó không tham gia các cuộc họp Hội đồng quản trị. Qua đó xem xét có đủ hoặc không đủ căn cứ ra quyết định về việc miễn nhiệm thành viên đó hay không

Trong trường hợp khác, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty thì có quyền triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường để bãi nhiệm thành viên này.

Về vấn đề bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị: Theo quy định tại khoản 4 Điều 160 Luật doanh nghiệp năm 2020, khi thành viên bị giảm xuống một số lượng nhất định thì Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông để bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị trong trường hợp sau đây:

Thứ nhất, số thành viên Hội đồng quản trị bị giảm quá một phần ba so với số quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp này, Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 60 ngày (kể từ ngày số thành viên bị giảm quá một phần ba);

Thứ hai, số lượng thành viên độc lập Hội đồng quản trị giảm xuống, không bảo đảm tỷ lệ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 137 của Luật doanh nghiệp năm 2020.

Trong trường hợp khác thì tại cuộc họp gần nhất, Đại hội đồng cổ đông bầu thành viên mới thay thế thành viên Hội đồng quản trị đã bị miễn nhiệm, bãi nhiệm.

Trên đây là bài viết về Thành viên Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần? Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.

5/5 - (1 bình chọn)