Hạn mức tín dụng là gì?

Hạn mức tín dụng theo quy định của pháp luật hiện hành

Hạn mức tín dụng là gì?

Theo Điều 1 Chương 1 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 43/QĐ-NH14 thì hạn mức tín dụng là một công cụ để thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, nhằm hạn chế mức dư nợ tín dụng tối đa đến với nền kinh tế của tổ chức tín dụng.

Hạn mức tín dụng là giới hạn mức cho vay tối đa trong hoạt động của tổ chức tín dụng; số dư nợ cho vay hay là số dư nợ tối đa vào một thời điểm nhất định, thường là ngày cuối quý, cuối năm được quy định trong kế hoạch tín dụng của ngân hàng.

Các trường hợp áp dụng hạn mức tín dụng

Hạn mức tín dụng áp dụng trong hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng theo hai trường hợp:

– Thứ nhất, hạn mức tín dụng do pháp luật quy định, tổ chức tín dụng chỉ được cho vay đối với một khách hàng trong giới hạn cho phép. Giới hạn này được Nhà nước đặt ra nhằm bảo đảm an toàn đối với hoạt động tín dụng. Ở các nước, hạn mức tín dụng được quy định tuỳ thuộc vào độ an toàn trong kinh doanh của tổ chức tín dụng và yêu cầu quản lí của Nhà nước.

Han Muc Tin Dung La Gi
Hạn mức tín dụng là gì?

– Thứ hai, hạn mức tín dụng do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng phù hợp với giới hạn mà pháp luật quy định, được duy trì trong khoảng thời gian nhất định. Trên cơ sở hạn mức tín dụng đã thoả thuận, tổ chức tín dụng có nghĩa vụ bảo đảm cấp tiền vay cho khách hàng theo từng kì hạn.

Phân loại hạn mức tín dụng

Có hai loại hạn mức tín dụng:

1) Hạn mức tín dụng cuối kì là số dư nợ cho vay kế hoạch tối đa vào ngày cuối kì, mà số dư nợ cho vay thực tế cuối kì không được vượt quá;

2) Hạn mức tín dụng trung kì là hạn mức bổ sung cho hạn mức tín dụng cuối kì trong trường hợp do hoạt động kinh doanh của đơn vị vay vốn không đều đặn, có nhu cầu vay vốn vượt hạn mức tín dụng cuối kì. Hạn mức tín dụng này là chênh lệch số dư nợ cho vay cao nhất trong kì với hạn mức cho vay cuối kì, nên số vay nợ bổ sung này phải được hoàn trả ngay trong kì để bảo đâm số dư nợ thực tế cuối kì phù hợp với hạn mức tín dụng cuối kì quy định.

Điều kiện cấp hạn mức tín dụng

Tùy vào từng ngân hàng sẽ có những điều kiện khác nhau, tuy nhiên sẽ có những điều kiện chính sau:

– Các doanh nghiệp trong nước có thời gian hoạt động kinh doanh liên tục từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm đăng ký. Hoặc có xác nhận của địa phương về thời gian kinh doanh thực tế từ 12 tháng.

– Ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp với mục đích vay vốn, phương án kinh doanh,…

– Có phương án kinh doanh khả thi, có đầy đủ năng lực tài chính và nguồn trả nợ rõ ràng.

– Có tài sản đảm bảo có giá trị đảm bảo khoản vay.

– Không có nợ xấu tại các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác.

Hạn mức tín dụng phụ thuộc vào những yếu tố

– Mức lương chuyển khoản qua/ nhận qua tiền mặt của khách hàng

– Dựa vào giá trị sổ tiết kiệm, ô tô, bảo hiểm nếu mở thẻ tín dụng theo các hình thức này (có thể lên đến 70 – 90% giá trị)

– Hạn mức tín dụng đã được cấp tại hệ thống ngân hàng uy tín khác

– Số lượng cũng như thời gian giao dịch của khách hàng tại hệ thống ngân hàng mở thẻ

– Hạn mức còn lại của khoản vay tín chấp hay thế chấp đã được ngân hàng phê duyệt.

Thay đổi hạn mức tín dụng

* Điều kiện thay đổi hạn mức:

Thu nhập:

– Bạn phải chứng minh cho ngân hàng thấy được, hiện tại bạn có nguồn thu nhập cao hoặc thấp hơn lúc đăng ký phát hành thẻ thì cơ hội gia tăng, giảm hạn mức thẻ của các bạn mới có thể được phê duyệt.

– Hoặc bạn phải chứng minh cho ngân hàng thấy bạn đang sở hữu nhiều hơn hoặc ít đi các tài sản có giá trị khác như: Sổ tiết kiệm, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ…

Tạo lịch sử tín dụng tốt:

– Thanh toán nợ đúng và đủ kỳ hạn với ngân hàng

– Sử dụng thẻ tín dụng đúng mục đích

– Hạn chế tối đa việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng

– Hạn chế số lượng thẻ tín dụng sở hữu trong cùng một ngân hàng

– Nếu có nợ hay luôn thanh toán đúng hạn

– Luôn kiểm soát chi tiêu, hạn chế phát sinh nợ mới

* Thủ tục thay đổi hạn mức

Thủ tục yêu cầu tăng, giảm hạn thẻ tín dụng khá đơn giản:

– Khách hàng chỉ cần điền vào mẫu yêu cầu tăng hạn mức tín dụng.

– Chuẩn bị bản sao hợp đồng lao động gần nhất.

– Bảng sao kê lương có xác nhận của ngân hàng cho ba tháng gần nhất.

Sau đó, ngân hàng sẽ xét duyệt hạn mức tín dụng mới cho bạn khi nhận được bộ chứng từ đầy đủ. Nếu làm thẻ tín dụng bằng cách ký quỹ, khách hàng chỉ cần mang thêm tiền ký quỹ. Rồi điền vào mẫu đơn yêu cầu giảm, nâng hạn mức thẻ tín dụng.

* Cách thay đổi hạn mức tín dụng:

Nếu muốn tăng, giảm hạn mức, khách hàng chỉ cần ra ngân hàng mở thẻ và thực hiện các thao tác sau:

Bước 1: Ra chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng gần nhất

Bước 2: Vào quầy giao dịch và xuất trình giấy tờ cá nhân

Bước 3: Yêu cầu nhân viên tăng hoặc giảm hạn mức của mình.

Bước 4: Giao dịch viên sẽ kiểm tra và xác thực các hồ sơ.

Bước 5: Đồng ý tăng, giảm hạn cho khách hàng theo quy định.

Một số ngân hàng hiện nay còn áp dụng dịch vụ tăng, giảm hạn mức trên thẻ tự động khi thẻ hoạt động được trên sáu tháng lên, dựa vào tần suất sử dụng thẻ và thanh toán nợ trên thẻ. Vì vậy, trong mọi trường hợp khách hàng cần duy trì lịch sử tín dụng tốt với ngân hàng bằng cách luôn trả khoản tối thiểu thường là 5% của tổng nợ tháng trước đúng hạn, để dễ dàng yêu cầu điều chỉnh hạn mức của mình.

Hạn mức tín dụng dành cho khách hàng mới của ngân hàng hiện nay sẽ cao hơn lương từ 2 – 3 lần. Một số ngân hàng có hạn mức cao hơn thì khoảng 4 – 6 lần thu nhập hàng tháng và cũng rất nhanh chóng nâng hạn mức trong thời gian ngắn khi làm thẻ tín dụng của họ.

Trên đây là câu trả lời chi tiết của Luật sư PhamLaw đã theo quy định của pháp luật hiện nay. Nếu quý bạn đọc còn vướng mắc ở bất kỳ chỗ nào vui lòng kết nối đến số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508 để được tư vấn luật nhanh chóng nhất!

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)