Con cái mang họ cha hay mẹ khi chưa đăng ký kết hôn ?
Email: phuongnguyen.pp@…..
Các Luật sư cho tôi hỏi: Tôi đang mang bầu được 7 tháng mà tôi và chồng tôi vẫn chưa đăng ký kết hôn. Tôi muốn hỏi là khi sinh con ra con tôi có thể mang họ của ai khi mà chúng tôi chưa đăng ký kết hôn?
Với câu hỏi của bạn Phamlaw xin được trả lời như sau (câu trả lời chỉ mang tính tham khảo):
CĂN CỨ PHÁP LÝ
Luật trẻ em 2016
Nghị định 123/2015/NĐ-CP
Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
NỘI DUNG TƯ VẤN
1. Đăng ký khai sinh cho trẻ
Đăng ký khai sinh là đăng ký sự kiện sinh (ra đời) cho đứa trẻ mới được sinh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký khai sinh là Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người mẹ có hộ khẩu thường trú hoặc nơi đứa trẻ sinh ra. Trường hợp đặc biệt có thể đăng ký khai sinh tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người mẹ đăng ký tạm trú.
Đăng ký khai sinh cho trẻ em không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của những cá nhân, tổ chức có trách nhiệm. Những cá nhân, tổ chức có trách nhiệm phải thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ đăng ký khai sinh cho trẻ em.
Nhà nước đảm bảo quyền được đăng ký khai sinh cho trẻ em; cá nhân, tổ chức làm tròn nghĩa vụ đăng ký khai sinh của mình sẽ góp phần phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
2. Quyền được khai sinh và có họ tên
Trên cơ sở quy định của Luật trẻ em 2016 thì trẻ em được sinh ra tại Việt Nam có quyền được đăng ký khai sinh tại Việt Nam để bảo đảm cho quyền lợi của trẻ em.
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về quyền có họ, tên như sau:
“Cá nhân sinh ra đều có quyền có họ việc xác định họ của một cá nhân sinh ra được xác định theo họ của bố để hoặc cũng có thể xác định theo họ của mẹ đẻ, luật không hề có văn bản nào để bắt buộc phải xác định theo của bố hay của mẹ, họ theo bố hay theo mẹ hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận của bố, mẹ đứa trẻ được sinh ra, nếu không có thỏa thuận thì cũng sẽ được xác định theo tập quán ở tại địa phương. Nếu mà không xác định được bố đẻ là ai thì khi đi đăng ký khai sinh sẽ lấy họ của mẹ”.
Như vậy, có thể thấy rằng việc trẻ em sinh ra sẽ được pháp luật quy định về việc đăng ký kết hôn. Chính vì thế mà việc trẻ em được cha mẹ thực hiện việc đăng ký kết hôn cho mình theo như quy định của pháp luật. Việc đăng ký khai sinh sẽ giúp cho việc một đứa trẻ được xác lập quan hệ cha mẹ con với bố mẹ của mình. Đồng thời đứa trẻ đó cũng được xác lập các quyền và nghĩa vụ của mình khi là công dân của Việt Nam.
3. Con cái mang họ cha hay mẹ khi chưa đăng ký kết hôn ?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định khi yêu cầu đăng ký khai sinh cho con nếu bố mẹ đã kết hôn thì phải nộp kèm giấy đăng ký kết hôn. Nếu chưa đăng ký kết hôn thì trẻ sẽ được khai sinh theo diện chưa xác định được cha.
Theo đó, tại Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, khi đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha thì họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con sẽ theo mẹ, phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh sẽ để trống.
Nếu hai bạn chưa đăng ký kết hôn mà muốn con mang họ cha thì bạn phải làm đồng thời thủ tục nhận con và thủ tục đăng ký khai sinh. Ngoài những giấy tờ cần phải nộp khi làm giấy khai sinh cho con theo quy định của pháp luật, bạn còn phải nộp thêm các loại giấy tờ sau:
– Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ
– Giấy tờ chứng minh quan hệ cha con
Như vậy, khi hai người không đăng ký kết hôn mà có con thì con có thể mang họ mẹ hoặc cha.
4. Thủ tục nhận cha, con khai sinh con theo họ cha khi chưa đăng ký kết hôn
Vì hai bạn chưa đăng ký kết hôn do đó nếu bạn muốn ghi tên bố đứa bé trong giấy khai sinh thì bạn cần làm thủ tục nhận cha cho con theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 Luật Hộ tịch 2014; và khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2015/NĐ-CP về việc đăng ký nhận, cha, mẹ, con. Cụ thể để đăng ký nhận cha, con thì phải có các giấy tờ sau:
- Tờ khai theo mẫu;
- Chứng minh thư và sổ hộ khẩu người đăng ký nhận cha, con;
- Chứng cứ chứng minh quan hệ cha con;
Thời hạn 03 ngày làm việc. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.
Lưu ý: Nếu không có xét nghiệm ADN thì người nhận cha, con có thể sử dụng các thư từ, phim ảnh, băng đĩa, đồ dùng…để chứng minh mối quan hệ cha, con. Trong trường hợp này cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan, làm chứng không đúng sự thật. Cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ từ chối giải quyết hoặc hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.
5. Thủ tục khai sinh cho con theo họ cha khi chưa đăng ký kết hôn
Để thực hiện thủ tục khai sinh cho con. Bạn phải chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật hiện hành. Cụ thể:
- Tờ khai theo mẫu;
- Giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh;
- Nếu cha mẹ đã đăng ký kết hôn thì phải xuất trình giấy đăng ký kết hôn;
- Trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật;
Việc khai sinh cho con mà vợ, chồng chưa đăng ký kết hôn thì không thể khai sinh lấy họ của người cha được. Vì phải xuất trình Giấy đăng ký kết hôn. Trong trường hợp này cần phải làm thủ tục cha nhận con trước, sau đó mới khai sinh cho con.
Trên đây là câu trả lời của Phamlaw đối với trường hợp của bạn, nếu còn vướng mắc bạn có thể kết nối trực tiếp đến Phamlaw qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508, chúng tôi rất sẵn lòng để giải đáp mọi vướng mắc của bạn.