Tìm hiểu về Hiến pháp

Tìm hiểu về Hiến pháp

Hiến pháp là gì?

Hiện nay, xây dựng pháp luật luôn là điều tất yếu trong các hoạt động cơ bản của nhà nước. Các quốc gia trên thế giới đang không ngừng nỗ lực tạo nên một hệ thống pháp luật toàn diện, công cụ điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội. Qúa trình xây dựng pháp luật này, các quốc gia trên thế giới có xu hướng sẽ đưa ra một đạo luật cơ bản của nước đó, có hiệu lực cao nhất quy định các vấn đề cơ bản của quốc gia và các văn bản pháp luật không được trái với đạo luật. Đạo luật này được sử dụng phổ biến với tên gọi là Hiến pháp. Vậy chúng ta hiều “Hiến pháp là gì?”

Trước hết, theo định nghĩa của hai nhà nghiên cứu của B.Jones và D.Kavanagh : “Hiến pháp là một văn bản thể hiện tinh thần và đường lối chính trị”. Quan điểm của hai nhà nghiên cứu cho rằng: Hiến pháp được thể hiện bằng văn bản mang tính chính trị; thể chế hóa chủ nghĩa của Đảng cầm quyền.

Beloff và G. Peele người Anh có quan điểm: “Hiến pháp là tổng hợp của các điều khoản điều chỉnh và phân định sự phân chia quyền lực nhà nước trong hệ thống chính trị.” Theo quan điểm này Hiến pháp là tổng hợp các quy định điều chỉnh, xác định và phân chia rõ ràng, cụ thể quyền lực nhà nước trong hệ thống chính trị.

Ở 1 định nghĩa khác của nhà lập hiến người pháp, Geogres Burdeau cho rằng: “Hiến pháp là một văn bản long trọng bắt buộc nhà nước phải tuân thủ các chuẩn mực hạn chế quyền tự do của mình để lựa chọn người nắm quyền, tổ chức và thực hiện các thể chế và mối quan hệ của nó với công dân”. Theo đó, Hiến pháp được hiểu là một văn bản uy nghiêm, quan trọng có tính chất bắt buộc nhà nước phải thực hiện theo đúng chuẩn mực nhằm hạn chế quyền lựa chọn người nắm quyền; và nhằm mục đích tổ chức thực hiện các quy định chế độ xã hội.

Tim Hieu Ve Hien Phap
Tìm hiểu về Hiến pháp

Ở góc độ pháp lý Việt Nam, định nghĩa Hiến pháp được quy định tại khoản điều 119 Hiến pháp năm 2013 như sau:

“1. Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.

Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.

Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.

2. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp.

Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định.

Theo đó, tại nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiến pháp là một đạo luật cơ bản hay còn gọi là “luật mẹ” do Quốc hội ban hành, là nền tảng để xây dựng hệ thống pháp luật nước ta; có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Tất cả các văn bản pháp luật khác đều phải căn cứ theo quy định của hiến pháp để xây dựng và ban hành; tất cả các hành vi vi phạm với quy định mà Hiến pháp nêu ra sẽ được nhà nước xử lý đối với hành vi đó.

Thông qua những quan điểm khác nhau mà tác giả đã nêu trên, có thể đi đến nhận định chung: Hiến pháp là hệ thống quy định các vấn đề về tổ chức bổ máy nhà nước và các quyền lực cơ bản của công dân, có hiệu lực pháp luật cao nhất do cơ quan quyền lực cao nhất ban hành; đồng thời các văn bản pháp luật khác sẽ không được trái với Hiến pháp.

Đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp Việt Nam

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, cơ sở quan trọng để hình thành một ngành luật là đối tượng điều chỉnh của ngành luật đó. Đối tượng điều chỉnh của luật hiến pháp là những quan hệ xã hội, tức là những quan hệ phát sinh trong hoạt động con người nhằm thiết lập một trật tự xã hội nhất định, phù hợp với ý chí nhà nước. Tuy phạm vi điều chỉnh rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực của cuộc sống, nhưng không có nghĩa là luật hiến pháp điều chỉnh mọi lĩnh vực, ngược lại, luật hiến pháp chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất mà những quan hệ đó tạo thành nền tảng của chế độ nhà nước và xã hội, có liên quan đến việc thực hiện quyền lực nhà nước, cụ thể:

Về lĩnh vực chính trị: Luật hiến pháp điều chỉnh và xác định nguồn gốc của quyền lực nhà nước, các hình thức nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước; Các quan hệ xã hội xác định mối quan hệ xã hội giữa nhà nước, đảng cộng sản Việt Nam, mặt trận tổ quốc Việt Nam; Các quan hệ xã hội xác định chính sách đối nội, chính sách đối ngoại của nhà nước, những quan hệ xã hội này là cơ sở để xác định chế độ chính trị của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Trong lĩnh vực kinh tế: Luật Hiến pháp điều chỉnh những quan hệ xã hội sau: Các quan hệ xã hội xác định các loại hình sở hữu, các thành phần kinh tế, chính sách của nhà nước đối với các thành phần kinh tế, vai trò của nhà nước đối với các thành phần kinh tế

Một số loại quy phạm luật hiến pháp điển hình

Hệ thống quy phạm pháp luật hiến pháp rất đa dạng, để thuận lợi cho việc nghiên cứu, có thể chia quy phạm pháp luật hiến pháp thành các loại sau đây:

Thứ nhất: Quy phạm trao quyền, ví dụ: “ công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc” (khoản 1, Điều 35 hiến pháp năm 2013)

Thứ hai: Quy phạm bắt buộc, ví dụ: “Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định” (Điều 47 Hiến pháp năm 2013);

Thứ ba: Quy phạm cấm, ví dụ: “Không được bắt, giam giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc hội hoặc trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội”

Như vậy, ta có thể thấy rằng hiến pháp tạo nên sự công bằng, chuẩn mực chung và thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường hiệu quả, và cuối cùng, vai trò tối thượng của Hiến pháp là bảo vệ con người nói chung, hướng chúng ta đến một xã hội tiến bộ, văn minh công bằng và bác ái.

Xem thêm: >>> Thể chế chính trị là gì? Các loại hình thể chế chính trị hiện nay

5/5 - (1 bình chọn)