Quyền sở hữu tài sản độc lập của pháp nhân theo pháp luật doanh nghiệp

Quyền sở hữu tài sản độc lập của pháp nhân theo pháp luật doanh nghiệp

Câu hỏi: Kính chào Quý luật sư, kính mong Quý luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề sau: Theo tôi được biết thì một trong những đặc điểm của pháp nhân là có quyền sở hữu tài sản độc lập. Vậy pháp luật quy định thế nào về quyền này của pháp nhân. Kính mong được Quý luật sư làm rõ.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

(Câu hỏi đươc biên tập từ mail gửi đến Bộ phận tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của Phamlaw)

Trả lời: (Câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo)

Kính chào Quý khách, cảm ơn Quý khách đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Bộ phận tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của Phamlaw. Về thắc mắc của Quý khách, chúng tôi xin được đưa ra ý kiến tư vấn của mình qua bài viết dưới đây:

Quyền sở hữu tài sản độc lập của pháp nhân theo pháp luật doanh nghiệp
Quyền sở hữu tài sản độc lập của pháp nhân theo pháp luật doanh nghiệp

Quyền sở hữu tài sản độc lập của pháp nhân theo pháp luật doanh nghiệp

Với tư cách là một pháp nhân, các loại hình doanh nghiệp như công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có quyền sở hữu tài sản đứng tên công ty, bên cạnh đó tài sản này của công ty không phải là tài sản của thành viên hay cổ đông. Đặc điểm này gắn liền với đặc điểm “chịu trách nhiệm hữu hạn” của pháp nhân, có ý nghĩa tách biệt về trách nhiệm bằng tài sản của pháp nhân với tài sản của các thành viên hoặc cổ đông trong pháp nhân đó. Mặc dù thành viên hợp danh trong công ty hợp danh có trách nhiệm hữu hạn tuy nhiên loại hình công ty hợp danh vẫn có quyền sở hữu tài sản độc lập với thành viên hợp danh và đương nhiên với cả thành viên góp vốn.

Như đã biết, thành viên và cổ đông nắm giữ phần vốn góp và cổ phần trong công ty. Mặc dù vậy nhưng thành viên sở hữu phần vốn góp và cổ đông sở hữu cổ phần chứ không phải sở hữu tài sản của công ty. Chính vì vậy mà Luật doanh nghiệp 2020 cho phép thành viên hoặc cổ đông có quyền chuyển nhượng hoặc định đoạt phần vốn góp hay cổ phần, tuy nhiên thành viên hay cổ đông đều không có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của công ty. Chỉ chính bản thân công ty mới được phép thực hiện các quyền trên, bởi lẽ công ty mới là chủ sở hữu tài sản đó. Thời điểm mà thành viên hoặc cổ đông góp vốn bằng tiền mặt hoặc tài sản của mình vào công ty thì quyền sở hữu số tiền hoặc tài sản này đã chuyển từ của cá nhân thành viên hoặc cổ đông thành của công ty, như vậy quyền sở hữu tiền/tài sản đã không còn là của thành viên hoặc cổ đông nữa.

Có thể lấy một ví dụ đơn giản về đặc điểm quyền sở hữu tài sản của pháp nhân như sau: Vào một thời điểm nhất định, thành viên hoặc cổ đông góp 60 tỷ đồng vào vốn của công ty, bên cạnh đó công ty đi vay 40 triệu đồng. Giả dụ như vào lúc này công ty không có bất kỳ một khoản nợ nào khác thì tổng giá trị tài sản của công ty tại thời điểm này sẽ là 100 tỷ đồng. Trong đó các thành viên hoặc cổ đông sở hữu 60 tỷ đồng trong vốn chủ sở hữu của công ty còn công ty sở hữu 100 tỷ đồng là tài sản của công ty. Như vậy, các thành viên và cổ đông không phải là chủ thể sở hữu 100 tỷ đồng tài sản của công ty.

Nguyên tắc trên cũng được áp dụng tương tự trong trường hợp của nhóm công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ và công ty con và công ty mẹ kiểm soát công ty con. Ở trường hợp này, công ty mẹ sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần trong công ty con. Tương tự như thành viên hay cổ đông trong một công ty, công ty mẹ không sở hữu tài sản của công ty con. Vì vậy dù công ty mẹ nắm quyền kiểm soát công ty con nhưng.công ty mẹ không có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của công ty con. Các quyền này thuộc về công ty con vì bản thân công ty con mới chính là chủ thể sở hữu tài sản của mình.

Tính chất “có quyền sở hữu tài sản độc lập” của pháp nhân cũng dẫn đến một đặc điểm khác đó là “pháp nhân có quyền tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập”. Các pháp nhân là công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể nhân danh chính mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Các doanh nghiệp hoạt động theo loại hình công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể tiến hành kiện hoặc bị kiện với tư cách là nguyên đơn hoặc bị đơn trong các tranh chấp mà công ty có liên quan. Trong các tranh chấp này, thành viên hoặc cổ đông không phải là nguyên đơn hay bị đơn, chính bản thân công ty mới là chủ thể có tư cách là nguyên đơn hoặc bị đơn. Đặc điểm này ngược lại với tính chất của doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp tư nhân là chủ thể không có tư cách pháp nhân , chính vì vậy là trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp tư nhân thì nguyên đơn hoặc bị đơn là chủ doanh nghiệp chứ không phải bản thân công ty này.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Phamlaw về thắc mắc của Quý khách liên quan đến vấn đề Quyền sở hữu tài sản độc lập của pháp nhân theo pháp luật doanh nghiệp. Nếu Quý khách còn có vướng mắc hay muốn biết thêm thông tin về các thủ tục hành chính như thành lập doanh nghiệp, thay đổi thông tịn đăng ký kinh doanh, giải thể doanh nghiệp,… xin vui lòng liên hệ với Tổng đài Bộ phận tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của Phamlaw, số hotline 1900. Để sử dụng dịch vụ, Quý khách vui lòng kết nối tới Số hotline: 0973938866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Xem thêm:

 

4.3/5 - (6 bình chọn)