Thực tiễn và khó khăn khi tiến hành giải thể doanh nghiệp

Thực tiễn và khó khăn khi tiến hành giải thể doanh nghiệp

Trong giai đoạn phát hiện nay, do chịu ảnh hưởng từ những biến động tiêu cực từ nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam có rất nhiều khó khăn. Các loại hình doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, là đối tượng chịu nhiều tác động nhất qua những biến động từ nền kinh t. Có rất nhiều doanh nghiệp không thể trụ vững các đợt “sóng gió” trên thị trường dẫn đến việc phải phá sản hoặc tiến hành các thủ tục để giải thể.

Giải thể doanh nghiệp là việc châm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp, theo ý chí của doanh nghiệp hoặc do cơ quan có thẩm quyền với điều kiện doanh nghiệp buộc phải bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác theo quy định của pháp luật.

thực tiễn và khó khăn khi tiến hành giải thể doanh nghiệp
thực tiễn và khó khăn khi tiến hành giải thể doanh nghiệp

> xem thêm thủ tục giải thể công ty tnhh

Quá trình tiến hành soạn thảo hồ sơ giải thể doanh nghiệp có thể có những vướng mắc, khó khăn nhất định, đặc biệt là hồ sơ về thuế.

Tính riêng trong năm 2016, số lượng doanh nghiệp giải thể theo thống kê của Bộ kế hoạch và Đầu tư:

ThángSố doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể
11338
2857
3724
4840
5884
6864
7915
81057
9886
10930
111173
12Chưa có số liệu
Tổng10.468

Như vậy, tính đến tháng 11/2016, đã có 10.468 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể. Con số này tăng hơn nhiều so với năm trước, cụ thể năm 2015, tổng số doanh nghiệp giải thể là 9.467 doanh nghiệp (số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và đầu tư).

Việc số lượng doanh nghiệp giải thể ngày càng tăng qua thực tiễn giải quyết rất nhiều dịch vụ để tiến hành các thủ tục giải thể doanh nghiệp, chúng tôi nhận thấy có một số lý do như sau:

  • Thứ nhất, lý do khó khăn kinh tế.

Cuộc khủng hoảng kinh tế trong giai đoạn 2008-2012 ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế Việt Nam. Môi trường kinh doanh nước ta chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động nhiều khu vực chế biến và dịch vụ, gần với người tiêu dùng. Đến nay đã qua giai đoạn khủng hoảng đáy và dần phục hồi, nhưng những doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm khách hàng, tìm phương hướng hoạt động. Đông thời, Việt Nam tham gia WTO, tạo cơ hội mở rộng phát triển doanh nghiệp, song cũng làm tăng sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực. Doanh nghiệp cạnh tranh tốt sẽ dần đi lên; doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh đương nhiên kinh doanh thua lỗ, dẫn đến phá sản, giải thể.

  • Thứ hai, doanh nghiệp buộc phải giải thể do bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Theo số liệu tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thì ngoài nguyên nhân làm ăn không hiệu quả, thì việc doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp dẫn đến giải thể cũng khá phổ biến. Doanh nghiệp có thể bị thu hồi Giấy chứng nhận bởi những lý do: giả mạo nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh; doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập;… Đặc biệt là Luật doanh nghiệp 2014 chuyển sang cơ chế hậu kiểm, nghĩa là doanh nghiệp thành lập trước, sau đó cơ quan nhà nước mới tiến hành kiểm tra điều kiện cần thiết khác. Do vậy, số doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận cũng trở nên nhiều hơn trước.

  • Thứ ba, liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp tràn lan.

Từ khi Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực, vấn đề đăng ký thành lập doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn. Hồ sơ đơn giản, thủ tục nhanh gọn, chủ doanh nghiệp có thể tự mình thực hiện. Mặt khác, nền kinh tế đang hòa nhập phát triển nhành, việc buôn bán hàng hóa qua các mạng xã hội, online kiếm lời dễ dàng, nhanh chóng; nhiều loại hàng hóa, dịch vụ trở nên phát triển rất nhanh trong một thời gian ngắn. Nhiều doanh nghiệp với quy mô nhỏ hoạt động theo hình thức này ra đời. Tuy nhiên, vì kinh doanh theo thời vụ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, hoạt động kinh doanh không thể kéo dài, dẫn tới giải thể.

Bên cạnh việc doanh nghiệp tiến hành giải thể, còn có một tình trạng đáng chú ý, đó là việc một số chủ doanh nghiệp không tiến hành giải thể, do không biết, hoặc chính họ tìm cách “lờ” đi vấn đề này. Để tránh giải thể, chủ doanh nghiệp chọn cách đăng ký tạm dừng hoạt động, đến hết thời hạn tạm dừng, chủ doanh nghiệp cũng không tiếp tục tiến hành giải thể, coi việc tạm dừng như dấu chấm hết cho doanh nghiệp của mình. Song điều này là không đúng, căn cứ theo quy định tại điều 57 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp: thời hạn tạm ngừng kinh doanh không quá 1 năm, tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá 02 năm.

Một trong những nguyên nhân khiến chủ doanh nghiệp tránh giải thể, đó là vấn đề phức tạp liên quan đến thủ tục giải thể tại cơ quan thuế. Với mọi loại hình doanh nghiệp, không kể thời gian thành lập được bao lâu, các thủ tục cơ bản khi xử lý bên thuế, bao gồm:

  • Nộp tờ khai thuế các quý;
  • Quyết toán thuế thu nhập cá nhân;
  • Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Báo cáo tài chính.

Việc thực hiện các công việc trên cần kế toán có chuyên môn thực hiện. Trường hợp doanh nghiệp không có kế toán thực hiện được, thì cần thuê những đơn vị khác cung cấp dịch vụ kế toán bên ngoài để hỗ trợ doanh nghiệp khi lâm vào tình trạng giải thể.

Với sự gia tăng giải thể doanh nghiệp trong những năm gần đây. Chúng tôi, những đơn vị thực hiện các dịch vụ thủ tục hành chính có lời khuyên đến các cá nhân, pháp nhân đang có ý định thành lập doanh nghiệp nên chuẩn bị những kế hoạch phù hợp cho hoạt động kinh doanh của mình để hạn chế được những rủi ro tối thiểu, tránh trường hợp mỏi chỉ thành lập chỉ được  thời gian ngắn, thậm chí là vài hôm đã tiến hành giải thể gây những tổn thất về kinh tế, công sức và thời gian của doanh nghiệp cũng như phía các cơ quan nhà nước.

Hỗ trợ dịch vụ tư vấn và giải thể doanh nghiệp miễn phí hotline 097 393 8866, tổng đài tư vấn chuyên sâu thủ tục hành chính 1900

—————————————-

Phòng biên tập-Phamlaw

> xem thêm: thủ tục giải thể công ty tnhh 1 thành viên

 

 

4.4/5 - (8 bình chọn)