Trình tự tiến hành đăng ký sáng chế năm 2017
Trong giai đoạn mà sự sáng tạo, trí tuệ của con người ngày càng được coi trọng và bảo vệ, quyền sở hữu trí tuệ cũng vì thế là được chú ý, dẫn đến thực tế, số lượng đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói riêng ngày càng tăng lên qua các năm. Trong đó, sáng chế là một trong những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, được hiểu là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc áp dụng các quy luật tự nhiên. Như vậy, sáng chế với bản chất là một giải phát kỹ thuật, có vai trò quan trọng trong đời sống của con người, vì vậy, để khuyến khích cũng như đảm bảo quyền lợi cho người sáng tạo ra sáng chế, pháp luật quy định chủ thể đó có thể được bảo hộ độc quyền đối với sáng chế mình sáng tạo ra nếu thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế. Nhưng thủ tục tiến hành như thế nào? Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, PhamLaw xin được hướng dẫn quý Khách trình tự tiến hành đăng ký sáng chế năm 2017.
I. Căn cứ pháp lý
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009;
Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
Nghị định số 122/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;
Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;
Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
Thông tư số 263/2017/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.
II. Điều kiện để sáng chế được bảo hộ theo quy định hiện hành
- Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân đăng ký sáng chế:
+ Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức, chi phí của mình;
+ Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
+ Trường hợp sáng chế do nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra thì phải có văn bản đồng ý của các tổ chức, cá nhân đó về việc thực hiện quyền đăng ký;
+ Sáng chế được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách Nhà nước thì quyền đăng ký thuộc về nhà nước, trường hợp tạo ra do Nhà nước góp vốn thì một phần quyền đăng ký sáng chế thuộc về Nhà nước tương ứng với tỷ lệ góp vốn.
- Điều kiện đối với sáng chế nộp đơn đăng ký bảo hộ:
+ Có tính mới;
+ Có trình độ sáng tạo;
+ Có khả năng áp dụng công nghiệp.
- Thành phần hồ sơ
Hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:
(1) Tờ khai đăng ký bảo hộ sáng chế x 02 bản (theo mẫu quy định của Cục Sở hữu trí tuệ);
(2) Bản mô tả x 02 bản (trong đó nêu rõ phạm vi bảo hộ);
(3) Các tài liệu liên quan (nếu có, chẳng hạn: tài liệu chứng minh cơ sở hưởng quyền ưu tiên, các nhận quyền đăng ký,…);
(4) Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Lưu ý: Trường hợp chủ đơn không tự thực hiện nộp hồ sơ mà ủy quyền cho người khác là đại diện sở hữu công nghiệp thì phải có giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ.
III. Quy trình thủ tục xử lý hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế
Bước 1: Tiếp nhận đơn
Sauk hi chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ nêu trên, người nộp hồ sơ có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại các tỉnh, thành phố ngoài Hà Nội hoặc nộp hồ sơ qua đường bưu điện.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn
Thời hạn thẩm định hình thức đơn đăng ký sáng chế là 01 tháng.
Sau khi tiếp nhận đơn đăng ký, chuyên viên sẽ tiến hành kiểm tra, xem xét đơn đăng ký có tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn có hợp lệ hay không và có thông báo trả lời cho người nộp hồ sơ:
- Nếu đơn hợp lệ, cục sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn và tiếp tục thẩm định nội dung đơn;
- Nếu đơn không hợp lệ: Cục sở hữu trí tuệ sẽ gửi công văn dự định từ chối đơn, người nộp đơn cần căn cứ vào đó để trả lời hoặc không (nếu từ bỏ đơn đăng ký).
Bước 3: Công bố đơn
Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày có thông báo chấp nhận đơn hợp lệ do Cục Sở hữu trí tuệ cấp hoặc tháng thứ 2 kể từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung, đơn đăng ký sáng chế sẽ được đăng công báo trên trang thông tin của Cục sở hữu trí tuệ.
Bước 4: Thẩm định nội dung đơn
Thời hạn thẩm định nội dung đơn là 12 tháng kể từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung hoặc ngày công bố đơn.
Bước này được thực hiện khi có yêu cầu thẩm định nội dung, nhằm mục đích đánh giá khả năng được bảo hộ của sáng chế có đáp ứng điều kiện bảo hộ hay không, và gửi kết quả thẩm định đến người nộp hồ sơ:
- Trường hợp đối tượng không đáp ứng điều kiện bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
- Trường hợp đối tượng bảo hộ đáp ứng điều kiện bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.
IV. Lệ phí nhà nước
Lệ phí nhà nước về đăng ký sáng thế năm 2017 được quy định tại thông tư số 263/2017/TT-BTC bao gồm:
- Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng
- Lệ phí công bố đơn: 120.000 đồng
- Phí thẩm định đơn: 900.000 đồng (từ trang thứ 7, thu thêm 40.000 đồng/trang)
- Phí tra cứu phục vụ thẩm định: 600.000 đồng
- Lệ phí cấp văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng
- Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng
- Lệ phí công bố văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng
- Phí sử dụng VBBH năm thứ 1: 300.000 đồng
Lưu ý: (1) Nếu đơn đăng ký bảo hộ cho đối tượng thứ 2 trở lên, thu thêm phí thẩm định đơn và phí tra cứu: 1.500.000 đồng/đối tượng.
(2) Nếu đơn đăng ký sáng chế cho từ điểm thứ 2 người nộp đơn phải nộp thêm lệ phí cấp và phí sử dụng năm 1 là 400.000 đồng.
V. Công việc PhamLaw sẽ thực hiện khi Quý khách sử dụng dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký sáng chế năm 2017
Đối với thủ tục đăng ký sáng chế năm 2017, PhamLaw là đơn vị với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý am hiểu pháp luật Sở hữu trí tuệ và có kinh nghiệm dày dặn trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, liên hệ với cơ quan nhà nước có thể giúp Quý khách có được kết quả một cách nhanh chóng nhất. Với dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu công nghiệp của PhamLaw, chúng tôi sẽ thay mặt Quý khách thực hiện các công việc sau:
- Tư vấn cho quý Khách quy định của pháp luật hiện hành về Sở hữu trí tuệ nói chung, sở hữu công nghiệp nói riêng và trình tự thực hiện đăng ký sáng chế năm 2017;
- Soạn hồ sơ đầy đủ và hợp lệ phục vụ cho việc thực hiện thủ tục;
- Đại diện cho quý Khách thực hiện thủ tục tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Thay mặt quý Khách nhận kết quả và bàn giao lại cho quý Khách.
Trên đây là tư vấn của công ty TNHH tư vấn PhamLaw về Trình tự tiến hành đăng ký sáng chế năm 2017. Nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc hay cần thêm thông tin chi tiết, xin hãy liên hệ với bộ phận tư vấn thủ tục hành chính 1900 của công ty TNHH tư vấn PhamLaw. Để được tư vấn các dịch vụ quý khách hàng vui lòng kết nối tới số hotline: 097 393 8866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ. Hãy đến với Công ty Luật Phạm Law để nhận được dịch vụ tốt nhất cho mọi khách hàng.
Rất mong nhận được sự hợp tác của khách hàng!
Trân trọng!