Bảng phân loại quốc tế về Kiểu dáng công nghiệp

Bảng phân loại quốc tế về Kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này (Khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019). Để kiểu dáng công nghiệp được xác lập quyền sở hữu công nghiệp thì phải được đăng ký bảo hộ và được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp. Cũng như nhãn hiệu trước khi đăng ký bảo hộ cần phải tra cứu phân loại nhóm trong Bảng phân loại theo thỏa ước Ni xơ về phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ thì trước khi đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cần thực hiện tra cứu phân loại nhóm trong Bảng phân loại kiểu dáng công nghiệp (Phân loại Locarno). Việc tra cứu này là cần thiết và đóng vai trò rất quan trọng để đánh giá khả năng bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp. Để làm rõ các vấn đề liên quan đến tra cứu phân loại nhóm kiểu dáng công nghiệp trong Phân loại Locarno, Luật Phamlaw giới thiệu tới quý khách hàng nội dung bài viết sau đây:

Bang Phan Loai Quoc Te Ve Kieu Dang Cong Nghiep
Bảng phân loại quốc tế về Kiểu dáng công nghiệp

1. Khái quát chung về Phân loại Locarno

Phân loại Locarno là một hệ thống phân loại quốc tế được sử dụng để phân loại các sản phẩm phục vụ cho mục đích đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Phân loại quốc tế Locarno bắt đầu có hiệu lực vào năm 1968 theo Thỏa ước Locarno và được một Hội đồng chuyên gia của Ủy ban Locarno tiến hành sửa đổi thường kỳ. Phiên bản Phân loại Locarno hiện đang được sử dụng là phiên bản lần 8 của Hệ thống Locarno.

2. Kết cấu Phân loại Locarno

Phân loại Locarno được xây dựng theo từng nhóm sản phẩm, tổng thể có 32 nhóm (từ nhóm 1 đến nhóm 31 đề cập đến các nhóm sản phẩm cụ thể, nhóm còn lại là nhóm 99 đề cập đến các loại khác mà không được nhắc đến tại 31 nhóm trên). Các nhóm này sẽ được phân loại dựa trên một số tiêu chí nhất định theo quy định của hệ thống.

Trong mỗi nhóm sản phẩm sẽ đưa ra các loại sản phẩm cụ thể đi kèm với nó là mã phân loại kiểu dáng công nghiệp. Các đoạn mã này được sử dụng để tra cứu trên các thư viện số về sở hữu trí tuệ từ đó lọc ra các kiểu dáng công nghiệp đã được đăng ký bảo hộ tại nhóm này. Qua đó đánh giá khả năng bảo hô của kiểu dáng công nghiệp và kịp thời sửa lại kiểu dáng công nghiệp để không bị trùng hay tương tự với kiểu dáng công nghiệp đã được đăng ký bảo hộ.

Ví dụ: Doanh nghiệp bạn chuyên sản xuất máy in và dự kiến cho ra mắt một dòng máy in mới gọn nhẹ, đa năng hơn. Trong trường hợp này khi tra cứu phân loại nhóm kiểu dáng công nghiệp của máy in thì sẽ thuộc nhóm 18: Máy in và máy văn phòng. Trong nhóm 18 có nêu cụ thể các loại sản phẩm trong đó có mã 18-02: Máy in. Do đó khi tra cứu kiểu dáng công nghiệp trên các thư viện số về sở hữu công nghiệp thì bạn dùng mã 18-02 để tra cứu.

Dưới đây là liệt kê cụ thể 32 nhóm sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được nêu tại Phân loại Locarno:

Nhóm 01 Thực phẩm

Nhóm 02 Quần áo và đồ may khâu

Nhóm 03 Đồ dùng mang theo khi đi du lịch và đồ dùng cá nhân

Nhóm 04 Các loại chổi lông và bàn chải

Nhóm 05 Các sản phẩm dệt, vải tự nhiên và vải nhân tạo

Nhóm 06 Đồ đạc trong nhà

Nhóm 07 Dụng cụ gia đình, chưa được xếp ở các Nhóm khác

Nhóm 08 Các loại dụng cụ và đồ ngũ kim

Nhóm 09 Bao gói, hộp đựng, đồ chứa dùng để vận chuyển và bảo quản hàng hoá

Nhóm 10 Đồng hồ để bàn, đồng hồ đeo tay, đồng hồ treo tường, các thiết bị đo, các

thiết bị kiểm tra và các thiết bị báo hiệu khác

Nhóm 11 Đồ trang trí

Nhóm 12 Các phương tiện vận chuyển và nâng hạ

Nhóm 13 Các thiết bị sản xuất, phân phối và biến đổi điện

Nhóm 14 Các thiết bị ghi, truyền thông và truy tìm thông tin

Nhóm 15 Các loại máy không được xếp ở các Nhóm khác

Nhóm 16 Máy chiếu phim, chụp ảnh và thiết bị quang học

Nhóm 17 Nhạc cụ

Nhóm 18 Máy in và máy văn phòng

Nhóm 19 Đồ dùng và thiết bị cho văn phòng, dạy học và mỹ thuật

Nhóm 20 Dụng cụ bán hàng và quảng cáo, dấu hiệu chỉ dẫn

Nhóm 21 Trò chơi, đồ chơi, lều trại và dụng cụ thể thao

Nhóm 22 Vũ khí, pháo hoa, dụng cụ săn bắt, đánh cá và tiêu diệt các loại côn trùng

có hại

Nhóm 23 Các thiết bị phân phối chất lỏng và chất khí, các thiết bị vệ sinh, sưởi,

thông gió, và điều hoà nhiệt độ, không khí, nhiên liệu rắn

Nhóm 24 Dụng cụ y tế và phòng thí nghiệm

Nhóm 25 Vật liệu xây dựng và cấu kiện xây dựng

Nhóm 26 Thiết bị và dụng cụ chiếu sáng

Nhóm 27 Thuốc lá và các dụng cụ cho người hút thuốc

Nhóm 28 Dược phẩm, đồ mỹ phẩm và đồ vệ sinh cá nhân

Nhóm 29 Trang thiết bị chống hoả hoạn, phòng và cứu tai nạn

Nhóm 30 Trang thiết bị để chăm sóc và chăn dắt động vật

Nhóm 31 Máy và dụng cụ để chuẩn bị thức ăn và đồ uống chưa được xếp ở các

Nhóm khác

Nhóm 99 Các loại khác

Xem thêm: >>> Quy trình đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

———————–

Phòng thủ tục hành chính – Hỗ trợ dịch vụ 097 393 8866 hoặc 091 611 0508

5/5 - (1 bình chọn)