Bí quyết quản trị nhân lực hiệu quả

Trong quá trình phát triển kinh doanh mỗi doanh nghiệp cho dù là mới thành lập doanh nghiệp hay đã đi vào hoạt đông lâu năm, thì vấn đề về quản trị nhân lực luôn là một trong những vấn đề cốt lõi. Bởi không có một doanh nghiệp nào có thể phát triển trong khi bộ máy nhân lực yếu kém, lục đục. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số bí quyết quản trị nhân lực hiệu quả.

1. Sự thấu hiểu 

Trước tiên chúng ta phải kể đến là những nhà quản lý độc tài, lười biếng và tham lam thì chắc chắn sẽ không phải là nhà quản trị nhân lực giỏi. Mà thay vào đó, bạn cần phải thấu hiểu nhân viên của bạn và dung hòa chúng ở mức hợp lý nhất. Bạn không nên ” chiều chuộng” quá mức sẽ khiến họ có thể không sợ bạn nữa, còn nếu bạn quá nghiêm khắc thì nhân viên sẽ thấy khó chịu và thậm chí bất bình với sự quản lý của bạn. Và như một hậu quả tất yếu là họ sẽ sớm rời khỏi bạn.

2. Xây dựng một hệ thống cấp bậc, cấu trúc quản lý công ty

Sự phân cấp giữa nhân viên và quản lý rất quan trọng: nó xác định ai là người có trách nhiệm thực hiện công việc và ai là người đảm bảo nhiệm vụ lớn được hoàn thành. Sếp phải xem xét kĩ lưỡng công việc của nhân viên và chỉ ra thành công, khó khăn, trong khi đó nhân viên cần dựa vào sếp để hoàn thành công việc của mình. Một hệ thống cấp bậc và cấu trúc hợp lý, phân chia nhiệm vụ “ đúng người đúng việc” sẽ là biện pháp quản trị nhân lực hiệu quả. Tuy nhiên, phải đảm bảo rằng sự phân cấp bậc đó phải rõ ràng nhưng không mất đi sự giao tiếp giữa các nhân viên với nhau, giữa nhân viên với sếp.

3. Khen ngợi và khiển trách kịp thời và hợp lý

Ai cũng muốn mình được khen ngợi, do đó bạn còn suy nghĩ gì mà không khen ngợi họ khi họ hoàn thành tốt công việc. Thậm chí nếu công ty bạn có đủ điều kiện thì có thể trao thưởng cho thành tích của họ. Điều này cũng là một phương pháp rất hiệu quả trong việc khích lệ nhân viên làm việc hiệu quả. Ngược lại, nếu họ làm không tốt thì bạn phải khiển trách để họ có thể phát huy, tuy nhiên đừng bao giờ thể hiện quá mức quy định, la hét, chửi mắng sẽ không đem lại hiệu quả. Nhưng nếu bạn không nghiêm túc phê phán thì họ sẽ không sửa lỗi đã mắc.

4. Trang bị công cụ làm việc

Có một môi trường làm việc chuyên nghiệp, có đầy đủ các công cụ cần thiết để làm việc sẽ tạo được sự thoải mái cho nhân viên.  Nhân viên sẽ trở lên nghe lời bạn hơn. Ngoài ra, sự hướng dẫn cũng là điều không thể thiếu, đặc biệt trong những ngày đầu đi làm của nhân viên. Nó giúp nhân viên thích nghi với vai trò mới, hòa đồng với đồng nghiệp và môi trường làm việc một cách thoải mái.

5. Xác định mục tiêu cụ thể để đánh giá nhân viên 

Thường trong mỗi doanh nghiệp, nhân viên và ban giám đốc có hai mục tiêu khác biệt nhau. Nếu như ban lãnh đạo và nhân viên không thông tin cho nhau để tìm ra một số mục tiêu chung mà hai bên đều nhất trí, thì sẽ chẳng có bên nào thỏa mãn, thậm chí lại gây phiền toái cho nhau. Do đó để tránh cho nhân viên có thái độ tiêu cực trong khi làm việc, bạn phải xác định được mục tiêu rõ ràng. Các nhà quản trị nhân sự khôn khéo nên cho nhân viên biết ngay từ đầu là họ phải làm cái gì. Sau đó dựa vào kết quả làm việc của họ để đánh giá họ làm việc có tốt hay không.

6. Đừng bao giờ đưa thu nhập của họ lên làm sự đánh đổi với làm việc hiệu quả

Thu nhập sẽ khẳng định và làm thỏa mãn giá trị và địa vị của nhân viên. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có điều kiện tài chính để thực hiện những điều trên. Trên thực tế, đôi khi sự thiếu thốn về tài chính của doanh nghiệp cũng không thể cản trở việc thu hút và giữ chân người giỏi nếu doanh nghiệp biết cách quản trị nhân lực. Vì vậy, lãnh đạo và nhà quản lý doanh nghiệp phải có tầm nhìn về chiến lược, truyền đạt tầm nhìn đó cho nhân viên một cách thuyết phục, và tạo ra một môi trường làm việc thuận lợi cho nhân viên thì người giỏi sẽ có niềm tin và lòng trung thành để ở lại với doanh nghiệp. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể giữ chân và sử dụng một cách tối ưu nguồn nhân lực của mình.

Các dịch vụ của Phamlaw:

th tc gii th doanh nghip

dch v gii th công ty

–  th tc thành lp công ty

Rate this post