Tranh chấp hội đồng cổ đông trong doanh nghiệp

Tóm tắt nội dung diễn biến Tranh chấp hội đồng cổ đông trong doanh nghiệp

 

  1. Ngày 09/05/2018, công ty tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ 18, là Đại hội đồng cổ đông hết nhiệm kỳ (nhiệm kỳ 2013-2018). Chương trình, thủ tục và điều hành đại hội do Chủ tịch HĐQT (ông ………………….) nhiệm kỳ 2013-2018 chỉ đạo thực hiện. Trong phần thủ tục khai mạc đại hội, khi công bố số lượng cổ đông và tư cách cổ đông tham dự đại hội, ban tổ chức không công bố đầy đủ, rõ ràng về số giấy ủy quyền dự đại hội, cụ thể là không công bố ai ủy quyền cho ai, số lượng cổ phần ủy quyền, nội dung ủy quyền để làm gì, không cho đại hội thấy văn bản ủy quyền có hợp pháp hay không về mẫu, con dấu công ty, chữ ký của hai bên và sự chứng thực của chính quyền địa phương nơi hai bên ký giấy ủy quyền. Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2015, việc làm trên đã vi phạm điều 142 về thể thức tiến hành đại hội và biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông.
  2. Tiến hành đại hội mà không thông qua chương trình đại hội, khi cổ đông đề nghị công bố các ý kiến của cổ đông gửi HĐQT trước khi đại hội để đưa vào chương trình thì chủ tịch đoàn cho rằng những ý kiến đó gửi không đúng thời hạn nên từ chối không đưa những kiến nghị đó vào trong chương trình đại hội. Nhưng ngay sau đó Chủ tịch đoàn điều hành đại hội (là Chủ tịch HĐQT) nhân danh cá nhân có trên 16% cổ phần để bổ sung một nội dung (sáp nhập 2 phòng Tổ chức và Kế hoạch làm một) vào chương trình đại hội để lấy ý kiến của cổ đông. Việc làm trên đã vi phạm điều 138 trong Luật doanh nghiệp năm 2015 quy định về chương trình và nội dung họp Đại hội đồng cổ đông.
  3. Vi phạm dân chủ khi không cho cổ đông phát biểu mang tính góp ý, xây dựng, định hướng trong việc quản trị điều hành công ty. Không cho cổ đông thể hiện ý kiến khi không đồng ý biểu quyết một nội dung nào đó (ý kiến khác khi biểu quyết).
  4. Không ban hành quy chế bầu cử trong đại hội (dù cổ đông đã có kiến nghị trước khi đại hội nhưng HĐQT vẫn không ban hành) nên việc đề cử, ứng cử vào danh sách bầu HĐQT sai quy định của luật doanh nghiệp 2015. Cụ thể, đại hội thống nhất số lượng ứng cử, đề cử là 6 người, bầu lấy 5. Trong 6 người được đề cử, ứng cử có 3 người có giấy thông báo đề cử của 3 nhóm cổ đông có số lượng trên 10% vốn điều lệ là hợp pháp, 01 người là Chủ tịch đoàn (chủ tịch HĐQT, ông………………..) có trên 16% vốn ĐL tự ứng cử và người này tự đề cử thêm 02 người nữa (mỗi người chỉ sở hữu trên 3% vốn ĐL). Sự điều hành của ông chủ tịch HĐQT trong đại hội đã bị cổ đông phản đối, nhưng ông ta vẫn cho tiến hành bầu cử với danh sách như đã nói trên. Việc điều hành Đại hội của ông chủ tịch đoàn đã vi phạm điều 114 luật doanh nghiệp 2015 quy định về đề cử, ứng cử vào HĐQT. Hơn thế nữa, do vi phạm về thể thức tiến hành đại hội (không minh bạch về giấy ủy quyền của cổ đông) và vi phạm trong việc đề cử, ứng cử nên ông ta đã đưa được 03 thành viên không có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh của công ty vào HĐQT.
  5. Phiếu bầu HĐQT, BKS trong đại hội không có dấu treo của công ty.
  6. Sau Đại hội đến nay, cổ đông chỉ nhận được Nghị quyết Đại hội, không nhận được bản sao biên bản kiểm phiếu và biên bản đại hội.
  7. Chúng tôi nhận định, với những vi phạm luật nghiệm trọng như vậy, ông chủ tịch HĐQT đã hình thành nên một HĐQT chuyên thực hiện ý kiến chỉ đạo của ông ta. Sau đại hội, HĐQT đã tiến hành miễn nhiệm, bổ nhiệm các chức danh quản lý công ty và điều chuyển người lao động sai pháp luật, làm cho tình hình công ty ngày càng rối ren, mất ổn định, cổ đông và người lao động ngày càng hoang mang, lo lắng. Việc làm của ông ta đang gây bức xúc dữ dội trong dư luận xã hội.
  1. Bản thân ông ……………………. sử dụng 01 bằng cấp 3, 02 bằng đại học không hợp pháp, đã bị kỷ luật Đảng. Từ năm 2013, nhờ sử dụng bằng đại học giả, gian dối để được Ủy ban nhân dân tỉnh ……. ra quyết định công nhận chức danh Giám đốc Trung tâm đào tạo lái xe …….. và trúng cử chức danh Chủ tịch HĐQT công ty (Điều lệ công ty năm 2013 quy định thành viên HĐQT phải có trình độchuyên môn, Chủ tịch HĐQT phải tốt nghiệp đại học). Vậy là ông …………………… từ một người lao động bình thường, nghiễm nhiên ông ………………… được hưởng mức lương tương đương Phó giám đốc công ty và phụ cấp trách nhiệm Chủ tịch HĐQT. Với việc sử dụng bằng giả, bản thân ông ……………….. đã trục lợi tiền lương từ công ty với giá trị rất lớn, gây thiệt hại cho công ty từ năm 2013 đến nay.

  Sau khi tiếp nhận thông tin, chúng tôi xin được tư vấn cho anh một số vấn đề như sau:

Tranh Chap Hoi Dong Co Dong Trong Doanh Nghiep
Tranh chấp hội đồng cổ đông trong doanh nghiệp

Vấn đề 1: Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông

  • Thứ nhất, Cổ đông dự họp và quyền của cổ đông:

+Căn cứ theo Điểm a Khoản 1 Điều 114 LDN quy định về quyền của cổ đông:

“a) Tham dự và phát biểu trong các Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo ủy quyền hoặc theo hình thức khác do pháp luật, Điều lệ công ty quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;”

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 135 quy định về Đại hội đồng cổ đông:

1. Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.”

Do đó, Các cổ đông trong công ty được lập trên sổ đăng ký cổ đông đều có quyền dự họp. Tuy nhiên, Cổ đông có quyền biểu quyết là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông, cổ đông sở hữu cổ phần phổ thông có quyền tham dự, phát biểu ý kiến và thực hiện quyền biểu quyết, một cổ phần tương ứng với một phiếu biểu quyết.

Không cho cổ đông phát biểu mang tính góp ý, xây dựng, định hướng trong việc quản trị điều hành công ty. Không cho cổ đông thể hiện ý kiến khi không đồng ý biểu quyết một nội dung nào đó (ý kiến khác khi biểu quyết) là vi phạm quyền của Cổ đông.

+Căn cứ theo Điều 140 LDN về Thực hiện quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông:

1. Cổ đông có thể trực tiếp tham dự họp, ủy quyền bằng văn bản cho một người khác dự họp hoặc thông qua một trong các hình thức quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp cổ đông là tổ chức chưa có người đại diện theo ủy quyền quy định tại khoản 4 Điều 15 của Luật này thì ủy quyền cho người khác dự họp Đại hội đồng cổ đông.

Việc ủy quyền cho người đại diện dự họp Đại hội đồng cổ đông phải lập thành văn bản theo mẫu do công ty phát hành. Người được ủy quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông phải xuất trình văn bản ủy quyền khi đăng ký dự họp trước khi vào phòng họp.

Theo như thông tin cung cấp: “Trong phần thủ tục khai mạc đại hội, khi công bố số lượng cổ đông và tư cách cổ đông tham dự đại hội, ban tổ chức không công bố đầy đủ, rõ ràng về số giấy ủy quyền dự đại hội, cụ thể là không công bố ai ủy quyền cho ai, số lượng cổ phần ủy quyền, nội dung ủy quyền để làm gì, không cho đại hội thấy văn bản ủy quyền có hợp pháp hay không về mẫu, con dấu công ty, chữ ký của hai bên và sự chứng thực của chính quyền địa phương nơi hai bên ký giấy ủy quyền.”

Như vậy, cổ đông trong công ty khi không thể trực tiếp tham dự cuộc họp thì phải ủy quyền bằng văn bản theo mẫu do công ty phát hành và phải xuất trình trước khi vào phòng họp. Việc không rõ ràng trong văn bản ủy quyền người khác dự họp là không đúng với quy định của pháp luật.

  • Thứ hai, Chương trình và nội dung họp Đại hội đồng cổ đông.

Theo Điều 138. Chương trình và nội dung họp Đại hội đồng cổ đông

“1. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải chuẩn bị chương trình, nội dung cuộc họp.

  1. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 114 của Luật này có quyền kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp Đại hội đồng cổ đông. Kiến nghị phải bằng văn bản và được gửi đến công ty chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày khai mạc, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định thời hạn khác. Kiến nghị phải ghi rõ tên cổ đông, số lượng từng loại cổ phần của cổ đông hoặc thông tin tương đương, vấn đề kiến nghị đưa vào chương trình họp.
  2. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông có quyền từ chối kiến nghị quy định tại khoản 2 Điều này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:a) Kiến nghị được gửi đến không đúng thời hạn hoặc không đủ, không đúng nội dung;
    b) Vấn đề kiến nghị không thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
    c) Trường hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty.
    Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải chấp nhận và đưa kiến nghị quy định tại khoản 2 Điều này vào dự kiến chương trình và nội dung cuộc họp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này; kiến nghị được chính thức bổ sung vào chương trình và nội dung cuộc họp nếu được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận.”

Theo thông tin cung cấp: “Tiến hành đại hội mà không thông qua chương trình đại hội, khi cổ đông đề nghị công bố các ý kiến của cổ đông gửi HĐQT trước khi đại hội để đưa vào chương trình thì chủ tịch đoàn cho rằng những ý kiến đó gửi không đúng thời hạn nên từ chối không đưa những kiến nghị đó vào trong chương trình đại hội. Nhưng ngay sau đó Chủ tịch đoàn điều hành đại hội (là Chủ tịch HĐQT) nhân danh cá nhân có trên 16% cổ phần để bổ sung một nội dung (sáp nhập 2 phòng Tổ chức và Kế hoạch làm một) vào chương trình đại hội để lấy ý kiến của cổ đông.”

Như vậy, các vấn đề kiến nghị đưa và chương trình họp phải gửi đến công ty chậm nhất 03 ngày làm việc trước khi khai mạc, kiến nghị này có thể bị từ chối. Tuy nhiên, kiến nghị được chính thức bổ sung và chương trình họp khi được ĐHĐCĐ chấp thuận.

 Ngoài ra, Việc không thông qua chương trình đại hội vi phạm vào Khoản 3 Điều 142 LDN “3. Chương trình và nội dung họp phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua trong phiên khai mạc. Chương trình phải xác định rõ và chi tiết thời gian đối với từng vấn đề trong nội dung chương trình họp;

  • Thứ ba, biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông theo Khoản 5 Điều 142 LDN:

5. Đại hội đồng cổ đông thảo luận và biểu quyết theo từng vấn đề trong nội dung chương trình. Việc biểu quyết được tiến hành bằng cách thu thẻ biểu quyết tán thành nghị quyết, sau đó thu thẻ biểu quyết không tán thành, cuối cùng kiểm phiếu tập hợp số phiếu biểu quyết tán thành, không tán thành, không có ý kiến. Kết quả kiểm phiếu được chủ tọa công bố ngay trước khi bế mạc cuộc họp, trừ trường hợp Điều lệ có quy định khác;

6. Cổ đông hoặc người được ủy quyền dự họp đến sau khi cuộc họp đã khai mạc vẫn được đăng ký và có quyền tham gia biểu quyết ngay sau khi đăng ký; trong trường hợp này, hiệu lực của những nội dung đã được biểu quyết trước đó không thay đổi;”

Sau khi đã thảo luận, bàn bạc đối với từng vấn đề trong nội dung chương trình họp ĐHĐCĐ, biểu quyết được tiến hành thông qua số phiếu được quyền biểu quyết ( số phiêu được quyền biểu quyết sẽ căn cứ theo số cổ phần phổ thông mà cổ đông đó sở hữu). Cuộc họp phải công bố, thông qua số phiếu được quyền biểu quyết phát hành ra tại cuộc họp; số lượng phiếu biểu quyết hợp lệ và không hợp lệ. Phiếu bầu ( phiếu biểu quyết) hình thức do công ty quy định.

Vấn đề 2: Thành viên Hội đồng quản trị.

  • Thứ nhất: Quyền đề cử người vào HĐQT

2. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có các quyền sau đây:

a. Đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;

Như vậy, thì cổ đông sở hữu trên 10% có quyền đề cử cổ đông vào HĐQT

  • Thứ hai, Tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên HĐQT

“1. Thành viên Hội đồng quản trị phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này;
b) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác.
c) Thành viên Hội đồng quản trị công ty có thể đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của công ty khác.
d) Đối với công ty con mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì thành viên Hội đồng quản trị không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty; không được là người có liên quan của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ.

Cổ đông đáp ứng được các tiêu chuẩn và điều kiện trên có thể tự mình ứng cử và ban quản trị trong Công ty.

Như vậy, thành viên của HĐQT phải đáp ứng được các tiêu chí trên việc “ đưa được 03 thành viên không có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh của công ty vào HĐQT.” Là không phù hợp với quy định pháp luật doanh nghiệp

  • Thứ 3: Chủ tịch HĐQT:

Chủ tịch HĐQT được bầu từ một trong số các thành viên của HHĐQT do đó phải đáp ứng được các điều kiện trên.

“Bản thân ông ……………………. sử dụng 01 bằng cấp 3, 02 bằng đại họckhông hợp pháp, đã bị kỷ luật Đảng. Từ năm 2013, nhờ sử dụng bằng đại học giả, gian dối để được Ủy ban nhân dân tỉnh ……. ra quyết định công nhận chức danh Giám đốc Trung tâm đào tạo lái xe …….. và trúng cử chức danh Chủ tịch HĐQT

công ty (Điều lệ công ty năm 2013 quy định thành viên HĐQT phải có trình độ chuyên môn, Chủ tịch HĐQT phải tốt nghiệp đại học). Vậy là ông …………………… từ một người lao động bình thường, nghiễm nhiên ông ………………… được hưởng  mức lương tương đương Phó giám đốc công ty và phụ cấp trách nhiệm Chủ tịch HĐQT. Với việc sử dụng bằng giả, bản thân ông ……………….. đã trục lợi tiền lương từ công ty với giá trị rất lớn, gây thiệt hại cho công ty từ năm 2013 đến nay.”

Như vậy, Chủ tịch HĐQT đã không đáp ứng được các yêu cầu cần thiết để thực hiện chức năng, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.

Vấn đề 3: Chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ của HĐQT

 Căn cứ theo điểm k, điểm l Điều 149 LDN: Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty….

“Sau đại hội, HĐQT đã tiến hành miễn nhiệm, bổ nhiệm các chức danh quản lý công ty và điều chuyển người lao động sai pháp luật, làm cho tình hình công ty ngày càng rối ren, mất ổn định, cổ đông và người lao động ngày càng hoang mang, lo lắng.”

  Theo Khoản 4 điều 149 LDN: “ Khi thực hiện chức năng, quyền và nghĩa vụ của mình, Hội đồng quản trị tuân thủ đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp nghị quyết do Hội đồng quản trị thông qua trái với quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty gây thiệt hại cho công ty thì các thành viên tán thành thông qua nghị quyết đó phải cùng liên đới chịu trách nhiệm cá nhân về nghị quyết đó và phải đền bù thiệt hại cho công ty; thành viên phản đối thông qua nghị quyết nói trên được miễn trừ trách nhiệm. Trường hợp này, cổ đông sở hữu cổ phần của công ty liên tục trong thời hạn ít nhất 01 năm có quyền yêu cầu Hội đồng quản trị đình chỉ thực hiện nghị quyết nói trên.”

Vấn đề 4: Hiệu lực của nghị quyết của ĐHĐCĐ.

Điều 147. Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông

Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được biên bản họp Đại hội đồng cổ đông hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông, cổ đông, nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 114 của Luật này có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏ nghị quyết hoặc một phần nội dung nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:

  1. Trình tự và thủ tục triệu tập họp và ra quyết định của Đại hội đồng cổ đông không thực hiện đúng theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 148 của Luật này;
  2. Nội dung nghị quyết vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty.

Điều 148. Hiệu lực các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông

  1. Các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông có hiệu lực kể từ ngày được thông qua hoặc từ thời điểm hiệu lực ghi tại nghị quyết đó.
  2.  Các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông được thông qua bằng 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả khi trình tự và thủ tục thông qua nghị quyết đó không được thực hiện đúng như quy định.
  3. Trường hợp có cổ đông, nhóm cổ đông yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại Điều 147 của Luật này, thì các nghị quyết đó vẫn có hiệu lực thi hành cho đến khi Tòa án, Trọng tài có quyết định khác, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.”

Như nội dung cung cấp thì Sau Đại hội đến nay, cổ đông chỉ nhận được Nghị quyết Đại hội, không nhận được bản sao biên bản kiểm phiếu và biên bản đại hội thì thời hạn yêu cầu xem xét, hủy bỏ Nghị quyết của HĐQT là 90 ngày, do đó thời hạn đc tính kể từ ngày nhận được biên bản họp Đại hội đồng cổ đông hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông.

 Vấn đề 5: Khởi kiện

Theo điều 147 LDN Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏ nghị quyết hoặc một phần nội dung nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông do trình tự và thủ tục triệu tập họp và ra quyết định của Đại hội đồng cổ đông không thực hiện đúng theo quy định.

Theo điều 31 BLTTDS: Tòa án có thẩm quyền giải quyết đối với yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của ĐHĐCĐ.

Như vậy, có thể lựa chọn giải quyết thông qua tòa án hoặc trọng tài.

Trên đây là nội dung tư vấn của Phamlaw đối với trường hợp Tranh chấp hội đồng cổ đông trong doanh nghiệp của Quý khách hàng. Lưu ý, thông tin tư vấn chỉ mang tính chất tham khảo.

Tổng đài tư vấn pháp luật chuyên sâu 1900 6284

————–

Bộ phận tư vấn doanh nghiệp – Luật Phamlaw

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5/5 - (1 bình chọn)