Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên

Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên

2sur3q0download (70)

Câu hỏi: Tôi xin được hỏi Luật sư một vấn đề pháp lý cụ thể sau mà tôi còn băn khoăn, thắc mắc: Tôi có nghe đài báo, truyền hình nói rất nhiều về trường hợp cha mẹ đánh đập con cái, dùng các dụng cụ nguy hiểm như roi da, chích điện để dậy con làm nhiều trẻ em phải nhập viện cấp cứu, thậm chí sợ hãi khi về với chính gia đình của mình. Vậy đối với những trường hợp như trên, pháp luật có quy định như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi của mình về hộp thư tư vấn của Công ty Phamlaw chúng tôi, vấn đề chị đang băn khoăn cũng là vấn đề lớn mà xã hội đang quan tâm bởi thực tế hiện nay rất nhiều trẻ em đang bị chính bố mẹ, người thân, những người thân sinh ra mình bạo hành, đánh đập, đẩy số phận các em vào những hoàn cảnh hết sức đặc biệt. Chính vì vậy, để đảm bảo những quyền lợi hợp pháp cho trẻ em, tạo điều kiện để trẻ em được phát triển an toàn, lành mạnh, pháp luật đã có những quy đình nhằm hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên, cụ thể như sau:

Các trường hợp cụ thể: Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

Thứ nhất, cha, mẹ bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Trường hợp này diễn ra phổ biến trong đời sống xã hội bởi không ít người làm cha, làm mẹ nhưng nhẫn tâm dùng những biện pháp đánh đập, nhục hình, chửi bới …để hành hạ con cái, nhất là đối với trẻ em chưa thành niên vì chúng chưa có khả năng kháng cự và tự bảo vệ. Điều này đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ về sức khỏe và tinh thần của trẻ, gây ra những bất ổn về tâm lý cho nhiều trẻ em sau này.

 Thứ hai, trường hợp cha, mẹ phá tán tài sản của con.

Thứ ba, cha, mẹ có lối sống đồi trụy. Theo đó, người làm cha, làm mẹ mà có lối sống ăn chơi, trụy lạc, bị sa ngã bởi việc ăn chơi, không quan tâm, lo lắng cho gia đình, con cái; trở nên hư hỏng, sống không lành mạnh….vi phạm các quy định về đạo đức, nhân cách con người. Nếu trẻ em chưa thành niên mà sống dưới sự giáo dục hay phát triển trong những môi trường sống không lành mạnh như vậy thì sẽ dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc, bắt chước theo bố mẹ của trẻ, ảnh hưởng đến nhân cách và sự phát triển lành mạnh của trẻ. Vì vậy, việc hạn chế quyền của cha mẹ đối với con trong những trường hợp này là cần thiết, giúp trẻ thoát khỏi được cách giáo dục thiếu lành mạnh, trong sáng của những gia đình như vậy.

Thứ tư, cha, mẹ xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Đây không phải là trường hợp phổ biến trên thực tế cuộc sống nhưng cũng không phải là không có bởi rất nhiều trường hợp cha mẹ lợi dụng sự trong sáng, ngây thơ của trẻ cũng như kẽ hở của pháp luật để xúi giúc trẻ làm việc trái pháp luật như cướp giật tài sản, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy…nhằm mục đích trục lợi cho cá nhân mình.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức để ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.

Người có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:

– Cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

–  Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên: Người thân thích; Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ.

Hậu quả pháp lý: Trong trường hợp cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế thì người kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con.

– Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên được giao cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật này trong các trường hợp sau đây:

Thứ nhất, cha và mẹ đều bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên;

Thứ hai, một bên cha, mẹ không bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên nhưng không đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với con;

Thứ ba, một bên cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên và chưa xác định được bên cha, mẹ còn lại của con chưa thành niên.

– Trong trường hợp cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo đúng quy định của pháp luật.

Nếu bạn còn có vướng mắc hay muốn biết thêm thông tin, bạn vui lòng liên hệ với Bộ phận tư vấn qua tổng đài  tư vấn chuyên sâu 1900 hoặc nếu muốn hỗ trợ dịch vụ pháp lý, bạn vui lòng kết nối tới số hotline: 0973938866 để được tư vấn cụ thể và nhanh nhất.

xem thêm:

 

 

 

 

 

Rate this post