Kháng cáo quá hạn trong tố tụng dân sự
Kháng cáo là quyền của đương sự khi xét thấy bản án đưa ra chưa đảm bảo đúng quyền lợi và nghĩa vụ của họ. Tuy nhiên kháng cáo phải được tiến hành đúng trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật, do đó vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà các chủ thể thường vi phạm về thời hạn kháng cáo. Vậy việc kháng cáo quá hạn có được Tòa án chấp nhận không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Phamlaw.
CĂN CỨ PHÁP LÝ
Bộ luật tố tụng dân sự 2015
NỘI DUNG TƯ VẤN
1. Kháng cáo quá hạn là gì?
Kháng cáo quá hạn là việc các cá nhân có quyền được kháng cáo đã kháng cáo quá thời hạn do pháp luật quy định. Về nguyên tắc, việc kháng cáo quá hạn chỉ có thể được chấp nhận nếu có lý do chính đáng. Trường hợp kháng cáo quá hạn được coi là có lý do chính đáng phải là những trường hợp người có quyền kháng cáo gặp các trở ngại khách quan mà họ không thể khắc phục được để thực hiện việc kháng cáo trong thời hạn luật định như: mắc bệnh hiểm nghèo, bị tai nạn đi cấp cứu ngay.
Kháng cáo quá hạn là một trong những nội dung quan trọng của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS 2015) được quy định tại Phần thứ ba về thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm. Tính chất quan trọng của kháng cáo quá hạn thể hiện ở việc Tòa án cấp phúc thẩm sẽ xem xét “lý do chính đáng” của việc nộp đơn kháng cáo quá thời hạn quy định của đương sự, từ đó ra quyết định chấp nhận hay không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn. Trên cơ sở chấp nhận việc kháng cáo quá hạn, nội dung kháng cáo mới được cấp phúc thẩm xem xét
2. Thời hạn kháng cáo trong tố tụng dân sự
Theo quy định tại Điều 273 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định về thời hạn kháng cáo như sau:
– Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
+ Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.
– Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
– Trường hợp đơn kháng cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được xác định căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận.
3. Quy định pháp luật về kháng cáo quá hạn
Căn cứ tại Điều 275 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định cụ thể về kháng cáo quá hạn như sau:
– Kháng cáo quá thời hạn quy định tại Điều 273 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 là kháng cáo quá hạn. Sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm.
– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn. Phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn phải có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và người kháng cáo quá hạn. Trường hợp người kháng cáo, Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
– Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc kháng cáo quá hạn, ý kiến của người kháng cáo quá hạn, đại diện Viện kiểm sát tại phiên họp, Hội đồng xét kháng cáo quá hạn quyết định theo đa số về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định. Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định cho người kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm và Viện kiểm sát cùng cấp; nếu Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận việc kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm phải tiến hành các thủ tục do Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định.
Như vậy, khi có lý do chính đáng để chứng minh việc kháng cáo quá hạn của đương sự. Do đó khi kháng cáo quá hạn, ngoài “Đơn kháng cáo” như các trường hợp chung, đương sự còn phải nộp kèm một văn bản rất quan trọng là “Bản trình bày về nguyên nhân kháng cáo quá hạn” và xuất trình tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng. Theo đó, nếu Bản trình bày đưa ra được những ý kiến, bằng chứng chứng minh được lý do của việc kháng cáo quá hạn là hợp lý và chính đáng, thì có khả năng Đơn kháng cáo sẽ được chấp thuận. Vì kháng cáo quá hạn là trường hợp đặc biệt nên Đơn kháng cáo quá hạn có được chấp nhận hay không là do Hội đồng thẩm phán cấp phúc thẩm xem xét và đưa ra quyết định.
4. Lý do kháng cáo quá hạn
Để khắc phục những trường hợp bất khả kháng làm cho người có quyền kháng cáo không thực hiện được quyền kháng cáo trong thời gian luật định, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định việc kháng cáo quá hạn nếu có lí do chính đáng có thể được tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận. Trong trường hợp này: “Lý do chính đáng” là những trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác mà người kháng cáo không thể thực hiện được việc kháng cáo trong thời hạn luật định.
Việc xét lý do kháng cáo quá hạn phải được thực hiện trước khi mở phiên tòa phúc thẩm không phụ thuộc vào việc ngoài bị cáo, đương sự kháng cáo quá hạn, trong vụ án còn có kháng cáo của các bị cáo hoặc đương sự khác trong thời hạn quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự; do đó, khi nhận được hồ sơ vụ án có nhiều người kháng cáo, Tòa án cấp phúc thẩm phải kiểm tra có kháng cáo nào quá hạn hay không. Nếu có thì phải xét lý do kháng cáo quá hạn trước khi mở phiên tòa.
5. Thẩm quyền quyết định xem xét kháng cáo quá hạn
Khi có lý do chính đáng để chứng minh việc kháng cáo quá hạn của đương sự, thì khi kháng cáo quá hạn ngoài “Đơn kháng cáo” như các trường hợp chung, đương sự còn phải nộp kèm một văn bản rất quan trọng là “Bản trình bày về nguyên nhân kháng cáo quá hạn” và xuất trình tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng. Theo đó, nếu bản trình bày đưa ra được những ý kiến, bằng chứng chứng minh được lý do của việc kháng cáo quá hạn là hợp lý và chính đáng, thì có khả năng Đơn kháng cáo sẽ được chấp thuận. Vì kháng cáo quá hạn là trường hợp đặc biệt nên Đơn kháng cáo quá hạn có được chấp nhận hay không là do Hội đồng thẩm phán cấp phúc thẩm xem xét và đưa ra quyết định.
Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc kháng cáo quá hạn, ý kiến của người kháng cáo quá hạn, đại diện Viện kiểm sát tại phiên họp, Hội đồng xét kháng cáo quá hạn quyết định theo đa số về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định. Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định cho người kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm và Viện kiểm sát cùng cấp; nếu Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận việc kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm phải tiến hành các thủ tục do Bộ luật này quy định (Khoản 3 Điều 275 Bộ luật tố tụng dân sự).
Trên đây là tư vấn của Phamlaw về vấn đề kháng cáo quá hạn trong tố tụng dân sự. Nếu bạn có những thắc mắc cần hỗ trợ và giải đáp tư vấn pháp luật, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phamlaw qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508 để được giải đáp và hỗ trợ nhanh nhất.
Xem thêm:
- Chứng cứ trong tố tụng dân sự
- Nguồn chứng cứ trong tố tụng hình sự
- Nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam