Nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam

Nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam

Chứng minh trong tố tụng là một quá trình gồm thu thập, cung cấp, sử dụng chứng cứ nhằm làm sáng tỏ sự thật cũng như yêu cầu của các bên trong một vụ án. Bản thân mỗi chủ thể khi tham gia tố tụng đều có những quyền và nghĩa vụ riêng biệt, tùy thuộc vào vị trí tố tụng của người đó. Để hiểu rõ hơn về nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, Quý bạn  đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Phamlaw.

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Bộ luật tố tụng hành chính 2015

Luật Cạnh tranh 2018

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng là gì?

Nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng được hiểu là hoạt động của chủ thể tham gia tố tụng phải làm, phải tuân theo quy trình thủ tục do pháp luật quy định nhằm làm rõ sự thật của vụ án cũng như bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia quan hệ tố tụng cạnh tranh. Nghĩa vụ chứng minh bao gồm nghĩa vụ chứng minh nội dung và nghĩa vụ chứng minh hình thức.

Nghĩa vụ chứng minh nội dung: Đây là nghĩa vụ được ấn định dứt khoát cho bên có cáo buộc (nguyên đơn, người phản tố, người công tố) và không thể chuyển cho bên kia. Chủ thể mang nghĩa vụ chứng minh nội dung sẽ thua kiện nếu anh ta không thực hiện được việc chứng minh của mình. Việc chứng minh, trong trường hợp này là ngoài việc xuất trình các chứng cứ cần thiết để khẳng định sự thật, người đặt ra yêu cầu (giả thuyết phải chứng minh) còn phải lập luận viện dẫn các cơ sở thực tiễn, logic và pháp lý cho các yêu cầu đó.

Nghĩa vụ chứng minh hình thức: Đây là nghĩa vụ xuất trình chứng cứ và chỉ là một phần của nghĩa vụ chứng minh. Đây là nghĩa vụ chung của các bên đương sự, khi tham gia tố tụng phải có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho tòa án để làm cơ sở cho việc khẳng định hay bác bỏ một vấn đề. Về bản chất, nghĩa vụ xuất trình chứng cứ là một bảo đảm cung cấp công cụ cho nghĩa vụ chứng minh nội dung.

2. Nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam

Bản chất của các quan hệ pháp luật nội dung ảnh hưởng rất nhiều đến việc xây dựng nghĩa vụ chứng minh trong pháp luật tố tụng. Mỗi ngành luật tố tụng khác nhau đều quy định nghĩa vụ chứng minh có điểm đặc thù riêng. Dưới đây là các quy định của pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng cạnh tranh, trong đó có sự đối sánh với tố tụng dân sự, tố tụng hành chính và hình sự.

Nghĩa vụ chứng minhTố tụng cạnh tranhTố tụng dân sựTố tụng hành chínhTố tụng hình sự
Chủ thể – Bên khiếu nại

– Bên bị khiếu nại, bên bị điều tra

– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập

– Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh

– Đương sự, người có yêu cầu.– Người khởi kiện

– Người bị kiện

– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

– Cơ quan tiến hành tố tụng
Nội dung chứng minh– Bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra; bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập: Có quyền và nghĩa vụ thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ và chứng minh cho khiếu nại, yêu cầu, sự phản đối đó là có căn cứ và hợp pháp.

– Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh: Có nghĩa vụ chứng minh hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế và vụ việc cạnh tranh không lành mạnh

– Thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu là có căn cứ và hợp pháp.– Cung cấp, giao nộp các giấy tờ tài liệu liên quan; cung cấp chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích của mìnhCơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.
Nhận xétTrong pháp luật cạnh tranh, có sự phân định nghĩa vụ chứng minh giữa Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh và các bên đương sự trong quan hệ tố tụng cạnh tranh.

– Việc Luật Cạnh tranh 2018 quy định bên khiếu nại có nghĩa vụ chứng minh nội dung khiếu nại của mình là có căn cứ và hợp pháp trong cả hai loại vụ việc là vụ việc cạnh tranh không lành mạnh và vụ việc hạn chế cạnh tranh là chưa hợp lý.

+ Bởi đối với vụ việc hạn chế cạnh tranh, , do mục đích của pháp luật chống hạn chế cạnh tranh là để kiểm soát các hành vi xâm hại trật tự cạnh tranh, cấu trúc thị trường và thông qua đó để bảo vệ, duy trì cạnh tranh. Theo mục đích này, pháp luật chống hạn chế cạnh tranh nhằm để bảo vệ trật tự công và các lợi ích công. Do đó, việc điều tra, xử lý các hành vi vi phạm là thuộc về nhiệm vụ, chức năng của cơ quan cạnh tranh. Chính vì vậy, về nguyên tắc, đối với loại việc này, khi thực hiện quyền khiếu nại, bên khiếu nại chỉ cần đưa ra căn cứ khiếu nại, còn nghĩa vụ chứng minh phải thuộc về cơ quan cạnh tranh.

 

 

 

Việc thu thập chứng cứ là trách nhiệm của đương sự đối với yêu cầu của mình, họ có sự chủ động trong các thao tác thu thập, yêu cầu thu thập.

Tuy nhiên không thể nói là việc thu thập không có sự can thiệp của nhà nước bởi nếu không can thiệp sẽ gây ra tình trạng lộn xộn và đôi khi chứng cứ thu thập được không có giá trị pháp lý. BLTTDS 2015 đã quy định đầy đủ trình tự và điều kiện để đương sự thực hiện quyền năng này, đây chính là vấn đề về thủ tục. Khi vi phạm về thủ tục luật định thì chứng cứ do đương sự thu thập được sẽ không được chấp nhận, điều này tạo ra tính công bằng giữa các bên khi tham gia trong quan hệ tố tụng.

Luật Tố Tụng hành chính quy định đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu khởi kiện. Tòa án chỉ tiến hành thu thập chứng cứ khi đương sự đã áp dụng mọi biện pháp nhưng vẫn không tự thu thập được và có yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập.

Với quy định này, Luật Tố tụng hành chính quy trách nhiệm cho đương sự và giảm được những công việc cho Thẩm phán. Đồng thời bảo đảm được tính minh bạch, khách quan, tránh việc Thẩm phán lạm dụng biện pháp thu thập chứng cứ có lợi cho một trong các bên đương sự, để ra phán quyết không đúng với bản chất của vụ án đang giải quyết, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Trong các vụ án hình sự, nghĩa vụ chứng minh được đặt lên vai cơ quan công tố, cơ quan này phải làm sáng tỏ trước khi quan tòa ra phán quyết, rằng bị cáo đã thực hiện một tội phạm và tính chất nguy hiểm cũng như hậu quả hành vi của anh ta tương xứng với những hình phạt nhất định.

Nghĩa vụ chứng minh của bên buộc tội còn được giải thích từ mối quan hệ giữa nhà nước và công dân. Theo đó, Nhà nước với tư cách là một tổ chức quyền lực công cộng, tồn tại bằng tiền thuế của người dân và các nguồn lực xã hội chung phải có nghĩa vụ bảo vệ xã hội trước sự xâm phạm của tội phạm.

Từ những phân tích trên, ta có thể thấy nghĩa vụ chứng minh trong các quan hệ pháp luật tố tụng Việt Nam là khác nhau. Đối với pháp luật hình sự, nghĩa vụ chứng minh được ấn định cho cơ quan tiến hành tố tụng. Còn đối với pháp luật dân sự, hành chính và cạnh tranh, nghĩa vụ chứng minh luôn gắn liền với các chủ thể khi tham gia quan hệ tố tụng: Đương sự, các bên có yêu cầu, bên khiếu nại, bên bị khiếu nại…Nhưng sự khác nhau giữa pháp luật cạnh tranh với pháp luật dân sự, hành chính, hình sự là ở chỗ pháp luật cạnh tranh phân tách nghĩa vụ chứng minh giữa cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh và các chủ thể khác khi tham gia vào quan hệ tố tụng cạnh tranh. Điều này dẫn đến việc, cơ quan cạnh tranh có thể nhanh chóng xử lý các vụ việc hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh khi có sự tham gia kịp thời của cơ quan điều tra. Tuy nhiên, pháp luật cạnh tranh vẫn tồn tại một số hạn chế bất cập về nghĩa vụ chứng minh của bên khiếu nại. Vụ việc cạnh tranh là vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh, bao gồm vụ việc hạn chế cạnh tranh, vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế và vụ việc cạnh tranh không lành mạnh. Việc yêu cầu bên khiếu nại có nghĩa vụ chứng minh nội dung khiếu nại của mình là có căn cứ hợp pháp là một điều vô cùng khó khăn, vì có những vụ việc cạnh tranh có tính chất phức tạp phải có sự tham gia của cơ quan điều tra cạnh tranh thì mới có thể phát hiện được hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh mà doanh nghiệp đang che dấu. Chính vì vậy quy định về nghĩa vụ chứng minh đối với bên khiếu nại trong tố tụng cạnh tranh là chưa phù hợp đối với thực tiễn hiện nay.

Trên đây là nội dung tư vấn của Phamlaw về nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của Phamlaw qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.

xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)