Ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm môi trường không khí đã trở thành một vấn đề không chỉ của một quốc gia, một khu vực mà là mối quan tâm chung của nhân loại. Trước thực trạng ô nhiễm không khí đang ở mức báo động, pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã ban hành và đưa ra rất nhiều các quy định nhằm điều chỉnh, khắc phục tình trạng này. Vậy ô nhiễm môi trường không khí là gì? Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, Quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Phamlaw.
1. Ô nhiễm môi trường không khí là gì?
“Không khí” là hỗn hợp bao quanh Trái Đất, chủ yếu gồm nitrogen và oxigen, rất cần thiết cho con người và sinh vật. Không khí là hỗn hợp khí gồm có nitơ chiếm 78,9%; oxi chiếm 0,95%; acgông chiếm 0,93%, đioxít cacbon chiếm 0,32% và các khí hiếm khác như neon, heli, metan, kripton. Trong điều kiện bình thường của độ ẩm tuyệt đối, hơi nước chiếm gần 1-3% thể tích không khí.
Môi trường không khí là tập hợp tất cả các khí bao quanh chúng ta. Không khí có nhiệm vụ cung cấp sự sống cho tất cả các sinh vật trên trái đất, trong đó có con người. Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của tất cả các sinh vật trên trái đất.
Ô nhiễm môi trường không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần không khí, do khói, bụi, hơi hay các khí lạ được đưa vào không khí gây nên các mùi lạ, làm giảm tầm nhìn, biến đổi khí hậu. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người cũng như động thực vật trên trái đất.
2. Các chất gây ô nhiễm không khí
Theo WHO, 6 chất chính gây ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người bao gồm: Oxit nitơ (NOx), Oxit lưu huỳnh (SOx), Cacbon monoxit (CO), Chì, Ozon tầng mặt đất, Các hạt vật chất khí quyển lơ lửng ( PM). Chất gây ô nhiễm có thể có nguồn gốc tự nhiên hoặc do con người tạo ra. Chất gây ô nhiễm được phân loại sơ cấp và thứ cấp. Các chất gây ô nhiễm sơ cấp thường được phát thải từ các quá trình như tro từ phun trào núi lửa, hay hoạt động sản xuất.
3. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nhưng có lẽ tác động nhiều nhất là do hoạt động của con người gây ra. Ngoài ra, ô nhiễm môi trường cũng có thể xảy ra do tác động của tự nhiên. Cụ thể như sau:
Công nghiệp: Đây là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng ô nhiễm môi trường. Các nhà máy, xí nghiệp thải các chất thải môi trường chưa qua quá trình xử lý. Bên cạnh đó, các nhà máy sử dụng các nhiên liệu hoá thạch làm chất đốt trong quá trình sản xuất đã tạo các khí CO2, CO, N0, SO2,… Các khí thải này cũng gây ô nhiễm không khí trầm trọng, thậm chí là gây nên hiệu ứng nhà kính.
Giao thông vận tải: Đây cũng là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí, đặc biệt là ở khu đô thị và khu đông dân cư. Quá trình đốt nhiên liệu động cơ tạo ra các chất khí độc hại làm ảnh hưởng đến không khí như CO2, CO, SO2, NOx, Pb, CH4…
Nông nghiệp: Do dư thừa lưu lượng thuốc trừ sâu, phân bón hoá học do người dân sử dụng trong quá trình canh tác, sản xuất nông nghiệp. Các chất thải này sẽ ngấm dần vào nguồn nước ngầm dưới lòng đất, ao hồ,… Điều này không những khiến ô nhiễm đất mà còn ô nhiễm nước ngầm. Thậm chí, đây còn là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng “thuỷ triều đỏ” trên biển.
Chất thải rắn: Nguồn gốc chất thải rắn có thể đến từ sinh hoạt của người dân, từ khu chế xuất hay cơ sở y tế. Các chất thải này không được xử lý đúng quy trình trước khi thải ra môi trường. Việc này gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm nước ngầm, ô nhiễm đất. Đồng thời còn gây ảnh hưởng trầm trọng đến hệ sinh thái.
4. Tác động của ô nhiễm không khí
Đối với động – thực vật:
Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng tai hại cho tất cả sinh vật. Các chất lưu huỳnh đioxit, Nitơ đioxit, ozon, fluor, chì… gây hại trực tiếp cho thực vật khi đi vào khí khổng, làm hư hại hệ thống giảm thoát nước và giảm khả năng kháng bệnh. Đa số cây ăn quả rất nhạy đối với HF. Khi tiếp xúc với nồng độ HF lớn hơn 0,002 mg/m3 thì lá cây bị cháy đốm, rụng lá. Đặc biệt sự nóng lên của Trái đất do hiệu ứng nhà kính cũng gây ra những thay đổi ở động- thực vật trên Trái đất. Mưa acid còn tác động gián tiếp lên thực vật và làm cây thiếu thức ăn như Ca và giết chết các vi sinh vật đất. Nó làm ion Al được giải phóng vào nước làm hại rễ cây (lông hút) và làm giảm hấp thu thức ăn và nước. Các chất gây ô nhiễm không khí có tính acid sẽ kết hợp với các giọt nước trong đám mây làm cho nước có tính acid. Khi những giọt nước rơi xuống mặt đất sẽ gây hại cho môi trường : giết chết cây cối, động vật, cá,….Mưa acid cũng làm thay đổi tính chất của nước ở các sông, suối,…làm tổn hại đến những sinh vật sống dưới nước.
Ðối với động vật, nhất là vật nuôi, thì fluor gây nhiều tai họa hơn cả. Chúng bị nhiễm độc do hít trực tiếp và qua chuỗi thức ăn.
Đối với con người:
Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh tim, đột quỵ và ung thư phổi. Cả phơi nhiễm ngắn hạn và dài hạn với các chất ô nhiễm không khí đều gây tác động đến sức khỏe. Trẻ em, phụ nữ, phụ nữ mang thai, người già, người có thể trạng yếu, người đang mang bệnh là những người phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ ô nhiễm không khí.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm, trên thế giới có khoảng 7 triệu người tử vong do các bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí như các bệnh về tim, phổi và đột quỵ. Hàng ngày, có khoảng 93% trẻ em trên thế giới dưới 15 tuổi (tương đương với 1,8 tỷ em) phải hít thở bầu không khí ô nhiễm khiến cho sức khỏe và sự phát triển của các em bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chất ô nhiễm có hại nhất cho sức khỏe – liên quan chặt chẽ với tử vong sớm là hạt mịn PM2.5 thâm nhập sâu vào đường phổi.
Đối với nguồn nước: Khi con người sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Hay thực vật, động vật được nuôi trồng trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc trực tiếp với môi trường nước bị ô nhiễm thì rất dễ mắc các bệnh như tiêu chảy, dịch tả, thương hàn, viêm gan, viêm não, bệnh do muỗi truyền, thiếu máu,…
Đối với tài sản: Một số ảnh hưởng của ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng đến tài sản như: Làm gỉ kim loại đối với các tài sản bằng kim loại của con người. Ô nhiễm không khí còn gây ra các tác hại: ăn mòn bê tông; mài mòn, phân huỷ chất sơn trên bề mặt sản phẩm; làm mất màu, hư hại tranh; làm giảm độ bền dẻo, mất màu sợi vải và giảm độ bền của giấy, cao su, thuộc da….
Đối với toàn cầu: Ô nhiễm không khí có thể gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan: Mưa acid; hiệu ứng nhà kính, suy giảm tầng ôzôn hay đặc biệt là biến đổi nhiệt độ, khí hậu…. từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến con người, động thực vật.
5. Hậu quả của ô nhiễm môi trường không khí
Thứ nhất, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học, sự cân bằng của hệ sinh thái, biến đổi khí hậu, suy giảm, cạn kiệt nguồn tài nguyên,… Bên cạnh đó, nó còn gây thiệt hại cho mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến kinh tế và sự phát triển của đất nước.
Thứ hai, ô nhiễm không khí có ảnh hưởng khá lớn đến hệ hô hấp của cả con người. Khí thải từ các phương tiện giao thông gây hại rất nhiều cho phổi. Ngoài ra, bụi mịn (PM2.5, PM10,…) là yếu tố gây ô nhiễm nguy hiểm nhất. Nó có thể tồn tại khá lâu trong không khí và phát tán rất xa. Do kích thước khá nhỏ, nếu xâm nhập sâu vào phổi, máu sẽ gây nên các bệnh hô hấp, vô sinh…
Thứ ba, ô nhiễm không khí có thể làm tăng nguy cơ mắc các rối loạn nhịp tim, thậm chí dẫn đến đau tim ở người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người đang mang bệnh, trẻ em dưới 15 tuổi. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu khiến cho nhiệt độ tăng giảm bất thường có chiều hướng gia tăng. Điều này khiến gây ra các bệnh như đột quỵ nhiệt thậm chí là tử vong.
Thứ tư, ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng đến đường hô hấp, trực tiếp len lỏi vào nội tạng thông qua hô hấp của mũi, miệng,… mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến mắt. Mắt là một cơ quan nhạy cảm của con người. Những yếu tố như ánh nắng, gió, bụi,… đều có những ảnh hưởng trực tiếp đến mắt. Gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.
Trên đây là nội dung tư vấn của Phamlaw về khái niệm ô nhiễm môi trường không khí, nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.
Xem thêm:
- TNHS của pháp nhân thương mại đối với các tội phạm về môi trường
- Sự cố môi trường là gì?
- Giấy phép môi trường là gì?
- Quy định pháp luật về đánh giá tác động môi trường