Quy định về đăng ký môi trường 

Quy định về đăng ký môi trường 

Ngày 17 tháng 11 năm 2020, Quốc Hội đã thông qua Luật Bảo Vệ Môi Trường mới (Luật Bảo Vệ Môi Trường 2020) có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2022 và thay thế Luật Bảo Vệ Môi Trường cũ năm 2014 và 2005. Bởi vậy, đối với vấn đề Cam kết bảo vệ môi trường được quy định trong Luật Bảo Vệ Môi Trường 2005 đã được Luật Bảo Vệ Môi Trường 2014 đổi thành Kế hoạch Bảo vệ môi trường và tiếp tục được chuyển thành Đăng ký môi trường theo quy định của Luật Bảo Vệ Môi Trường 2020. Để hiểu rõ hơn về các quy định này, Quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Phamlaw.

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Luật bảo vệ môi trường 2005

Luật bảo vệ môi trường 2014

Luật bảo vệ môi trường 2020

NỘI DUNG TƯ VẤN

Cam kết bảo vệ môi trường (2005)Kế hoạch bảo vệ môi trường (2014)Đăng ký môi trường (2020)
Khái niệmCam kết bảo vệ môi trường là một trong những hồ sơ môi trường mang tính chất pháp lý ràng buộc giữa doanh nghiệp, cộng đồng, cơ quan quản lý nhà nước về mặt trách nhiệm.Kế hoạch bảo vệ môi trường là một hồ sơ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp đối với cơ quan môi trường, nó là báo cáo đánh giá khả năng gây tác động tiêu cực của một dự án, của doanh nghiệp, của cơ sở sản xuất kinh doanh đến các yếu tố môi trường xung quanh như tiếng ồn, phát sinh nước thải, rác thải, chất thải nguy hại,… trong quá trình hoạt động. Từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường trong từng giai đoạn hoạt động cũng như thi công các công trình.Đăng ký môi trường là việc chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước các nội dung liên quan đến xả chất thải và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi chung là dự án đầu tư, cơ sở).

(Điều 49, Luật BVMT 2020)

Đối tượngCơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình và đối tượng không thuộc quy định tại Điều 14 và Điều 18 của Luật này phải có bản cam kết bảo vệ môi trường.

(điều 24 LBVMT 2005)

1. Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.

2. Phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này tại khoản 11, Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP

(điều 29 LBVMT 2014)

Đối tượng phải đăng ký môi trường bao gồm:

– Dự án đầu tư có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường;

– Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.

(Khoản 1, Điều 49, LBVMT 2020)

Nội dung1. Địa điểm thực hiện.

2. Loại hình, quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng.

3. Các loại chất thải phát sinh.

4. Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

(điều 25, LBVMT 2005)

 

1. Địa điểm thực hiện.

2. Loại hình, công nghệ và quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

3. Nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng.

4. Dự báo các loại chất thải phát sinh, tác động khác đến môi trường.

5. Biện pháp xử lý chất thải và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

6. Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.

(điều 30, LBVMT 2014)

Nội dung về đăng ký môi trường bao gồm:

-Thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở;

– Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; công nghệ, công suất, sản phẩm; nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng (nếu có);

– Loại và khối lượng chất thải phát sinh;

– Phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải theo quy định;

– Cam kết thực hiện công tác bảo vệ môi trường.

Lưu ý: Trong quá trình hoạt động, nếu dự án đầu tư, cơ sở có thay đổi về nội dung đã đăng ký, chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm đăng ký môi trường lại trước khi thực hiện các thay đổi đó.

Trường hợp việc thay đổi quy mô, tính chất của dự án đầu tư, cơ sở thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường hoặc phải có giấy phép môi trường, chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm thực hiện quy định về đánh giá tác động môi trường và giấy phép môi trường theo quy định của Luật này.

(khoản 4, Điều 49, LBVMT 2020)

 

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận1. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường; trường hợp cần thiết, có thể ủy quyền cho Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký.

2. Thời hạn chấp nhận bản cam kết bảo vệ môi trường là không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản cam kết bảo vệ môi trường hợp lệ.

3. Đối tượng quy định tại Điều 24 của Luật này chỉ được triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi đã đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.

(Điều 26, LBVMT 2005)

1. Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của những dự án sau:

– Dự án nằm trên địa bàn 02 huyện trở lên;

– Dự án trên vùng biển có chất thải đưa vào địa bàn tỉnh xử lý;

– Dự án có quy mô lớn và có nguy cơ tác động xấu tới môi trường trên địa bàn tỉnh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn, trừ dự án quy định tại khoản 1 Điều này; Ủy ban nhân dân cấp huyện có thể ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình nằm trên địa bàn một xã.

(khoản 1,2 Điều 32, LBVMT 2014)

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc nhận bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đăng ký môi trường của đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

Đối với dự án đầu tư, cơ sở trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp xã trở lên, chủ dự án đầu tư, cơ sở được quyền chọn Ủy ban nhân dân cấp xã để đăng ký môi trường.

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:

– Tiếp nhận đăng ký môi trường;

– Kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân đăng ký môi trường theo quy định của pháp luật;

– Hướng dẫn và giải quyết kiến nghị về bảo vệ môi trường đối với nội dung đã được tổ chức, cá nhân đăng ký môi trường;

– Cập nhật dữ liệu về đăng ký môi trường vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia.

(khoản 3, khoản 7, Điều 49, LBVMT 2020)

Đánh giá chung:

Như vậy có thể thấy từ Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đến Luật Bảo vệ môi trường 2020, các chế định ràng buộc trách nhiệm pháp lý giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và chủ đầu tư, chủ dự án đối với việc có thể gây tác động đến môi trường đã được quy định rất cụ thể, chi tiết và có hệ thống. Tuy nhiên, để đảm bảo việc bảo vệ môi trường gắn liền với phát triển kinh tế xã hội, thì Luật Bảo vệ môi trường 2014 và Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã lần lượt ra đời để điều chỉnh hành vi của cả xã hội để ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên. Đồng thời luật cũng điều chỉnh việc khai thác, sử dụng các thành phần môi trường hợp lí để phục vụ sự phát triển bền vững của đất nước.

Cụ thể, đối với vấn đề Cam kết bảo vệ môi trường được quy định trong LBVMT 2005 đã được LBVMT 2014 đổi thành Kế hoạch Bảo vệ môi trường và tiếp tục được chuyển thành Đăng ký môi trường theo quy định của LBVMT 2020. Quy định về đăng ký môi trường này theo LBVMT 2020 được coi là một trong những quy định giúp cho việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, đồng thời cũng là để đồng nhất quy định của pháp luật về đầu tư,…; sử dụng thống nhất, xuyên suốt các tiêu chí môi trường trong xác định đối tượng phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường; đánh giá tác động môi trường; giấy phép môi trường, đăng ký môi trường. Việc quy định về đăng ký môi trường cũng giúp cho việc quản lý các dự án tốt hơn, bởi dễ nhận ra đây là những dự án không có nguy cơ tác động xấu đến môi trường. Hơn nữa, thủ tục để đăng ký môi trường đối với những dự án đầu tư, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ cũng được đơn giản hóa, (chỉ cần đăng ký với UBND xã), điều này gỡ rối cho các doanh nghiệp khi phải thực hiện quá nhiều thủ tục hành chính, đồng thời tiết kiệm được thời gian hơn cho các doanh nghiệp, chủ dự án đầu tư.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nội dung đăng ký môi trường theo pháp luật mới nhất. Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của Phamlaw. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.

5/5 - (1 bình chọn)