Sang tên sổ đỏ cần giấy tờ gì?

Sang tên sổ đỏ là cách gọi thông thường của của các cá nhân, tổ chức khi trao đổi hoặc thực hiện các thủ tục pháp lý về chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Sang tên sổ đỏ là một trong các giao dịch rất phổ biến với hệ thống hành lang pháp lý đồng bộ. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có thể dễ dàng thực hiện đơn giản hóa các thủ tục hành chính này.

Điều kiện để làm thủ tục Sang tên sổ đỏ

Theo quy định tại khoản 1 Điều 118 Luật Nhà ở 2014 thì việc “sang tên sổ đỏ” cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a)Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
c) Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.

Các điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản này không áp dụng đối với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.

Ngoài ra, bên mua và bên bán khi xác lập giao dịch này phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định.

Các giấy tờ cần chuẩn bị

Sang tên sổ đỏ cần giấy tờ gì?

Đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định. Các bên cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây. Các loại giấy tờ để thực hiện giao dịch sẽ được thể hiện đối với mỗi trường hợp cụ thể khi sang tên sổ đỏ. Cụ thể như sau:

• Trường hợp chuyển nhượng mua bán thông thường

Bên bán chuẩn bị: Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân/ hoặc hộ chiếu, đăng ký kết hôn (hoặc xác nhận tình trạng hôn nhân), Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, biên lai thuế đất phi nông nghiệp (đã thực hiện nghĩa vụ tài chính thuế đất hàng năm).
Bên mua chuẩn bị: Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân, đăng ký kết hôn (hoặc xác nhận tình trạng hôn nhân).

• Trường hợp Bố mẹ tăng cho đất cho con

Bên tặng cho cần chuẩn bị: Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân/ hoặc hộ chiếu, đăng ký kết hôn (hoặc xác nhận tình trạng hôn nhân), Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, biên lai thuế đất
Bên được tặng cho: Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân/ hoặc hộ chiếu, Giấy khai sinh (chứng minh mối quan hệ huyết thống là con)

• Trường hợp anh/chị em ruột tặng cho:

Bên tặng cho cần chuẩn bị: Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân/ hoặc hộ chiếu, đăng ký kết hôn (hoặc xác nhận tình trạng hôn nhân), Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, biên lai thuế đất phi nông nghiệp, giấy khai sinh của người tặng cho.

Bên được tặng cho: Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân/ hoặc hộ chiếu, Giấy khai sinh của mình (chứng minh mối quan hệ huyết thống anh em ruột)

Lưu ý: Nếu bên tặng cho là vợ chồng (chị dâu/anh rể sẽ không được miễn thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ đối với tài sản của phần dâu/rể này. Phần bất động sản dâu/rể tặng cho sẽ tính 10% thuế thu nhập cá nhân và 0.5% lệ phí trước bạ. Cùng với các loại thuế, phí lệ phí khác theo quy định.

• Trường hợp làm thủ tục khai nhận thừa kế:

1 – Bản gốc Giấy chứng nhận.
2 – Giấy tờ về quyền hưởng di sản thừa kế.

Trường hợp 1: Hưởng thừa kế theo di chúc.

+ Di chúc hợp pháp.
+ Biên bản mở di chúc có người chứng kiến và xác nhận của UBND cấp xã nơi có đất;

Trường hợp 2: Hưởng thừa kế theo pháp luật.

+ Bản án, quyết định của Tòa án.
+ Văn bản thỏa thuận của các đồng thừa kế, có xác nhận của UBND cấp xã hoặc Phòng/Văn phòng công chứng về việc hưởng thừa kế.

Lưu ý:

– Trường hợp người thừa kế là người duy nhất thì phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế;
– Trường hợp có nhiều người cùng hưởng di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng từ chối hưởng thì phải có văn bản từ chối hưởng quyền thừa kế

Một số lưu ý chung: Các bên (gọi chung là bên chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng) cần chuẩn bị hồ sơ gốc đầy đủ. Bản chính giầy tờ trên ko bị rách, mờ, nội dung thông tin trong hồ sơ, giấy tờ phải trùng khớp (tên, tuổi, ngày tháng năm sinh). Có một số trường giấy tờ nhân thân không thống nhất, cần phải làm các thủ tục đính chính cho thống nhất phù hợp. Về nguyên tắc giấy khai sinh sẽ là giấy tờ gốc để đính chính lại các hồ sơ giấy tờ còn lại khác (chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu/ hộ chiếu…)

Quy trình thực hiện

Các bên (bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng) chuẩn bị hồ sơ gốc đầy đủ như hướng dẫn, đến văn phòng công chứng tại địa phương nơi có bất động sản để thực hiện công chứng các hợp đồng tặng cho/ chuyển nhượng/khai nhận thừa kế, sao y bản chính các giấy tờ gốc nêu trên.

Nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai nơi có bất động sản chuyển nhượng.

Thời gian giải quyết hồ sơ sang tên sổ đỏ:

Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời hạn thực hiện thủ tục sang tên Sổ đỏ khi nhận thừa kế như sau:

– Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
– Thời gian 10 ngày không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
– Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày.

Sau thời gian luật định. Bên chuyển nhượng/ Bên nhận chuyển nhượng mang theo giấy hẹn đến nhận sổ đỏ mới đã sang tên.

Lưu ý: Cần kiểm tra lại các thông tin ghi nhận trong sổ đỏ. Nếu có nhầm lẫn sai sót có thể thực hiện ngay việc đính chính lại thông tin.

Trên đây là bài viết về sang tên sổ đỏ cần những giấy tờ gì của Luật Phamlaw. Quý khách hàng có thể kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi để được hỗ trợ hoặc tham khảo thêm các bài viết khác trên website chúng tôi.

> xem thêm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ trọn gói tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc

5/5 - (1 bình chọn)