So sánh Công chứng và Lập vi bằng

So sánh Công chứng và Lập vi bằng

Căn cứ pháp lý

Luật Công chứng năm 2014

Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại

Nội dung

Công chứng viên và Thừa phát lại đều là các chức danh tư pháp, đều là người có trình độ cử nhân Luật trở lên, được bổ nhiệm theo những tiêu chuẩn nhất định. Tuy nhiên công chứng viên và Thừa phát lại sẽ có những hoạt động rất đặc trưng riêng của mình, đó là việc công chứng và lập vi bằng. Dưới đây là những điểm khác nhau giữa công chứng và lập vi bằng.

Thứ nhất, về khái niệm

+ Công chứng: Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

+ Lập vi bằng: Vi bằng là một trong các hoạt động của thừa phát lại, nhằm ghi nhận sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.

Thứ hai, về các trường hợp thực hiện

+Đối với công chứng. Các trường hợp bắt buộc công chứng, chứng thực cụ thể như sau:

– Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, trừ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà tình thương, nhà tình nghĩa.

– Hợp đồng mua bán, thuê mua nhà, công trình xây dựng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà các bên là hộ gia đình, cá nhân.

– Các trường hợp mà pháp luật không quy định phải bắt buộc công chứng nhưng cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu.

+ Đối với trường hợp lập vi bằng: Lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ các trường hợp quy định Nghị định 08/2020/NĐ-CP; các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng; vi phạm bí mật đời tư theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật dân sự 2015; các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Lập vi bằng trong trường hợp mua bán nhà, đất chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bởi lẽ, luật đã quy định trường hợp không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ không được công chứng. Do đó, chỉ có thể lập vi bằng để chứng nhận việc mua bán nhà đất trong trường hợp này.

– Lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại.

Thứ ba, về phạm vi thực hiện

-Đối với công chứng: Chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.

-Đối với lập vi bằng thì Không được lập vi bằng liên quan đến đất đai, nhà ở không có giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng.

Cong Chung Va Vi Bang
Công chứng và Vi bằng

Thứ tư, về giá trị pháp lý

+Đối với công chứng:  Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

– Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.

+ Đối với vi bằng: Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án. Vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Vi bằng được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp.

Về Phạm vi trách nhiệm của cơ quan/ tổ chức/ người có thẩm quyền thực hiện

-Đối với công chứng: Công chứng viên phải chịu trách nhiệm về việc chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch: thời gian, địa điểm; tư cách chủ thể của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; tình trạng pháp lý của tài sản được giao dịch; nội dung thỏa thuận của các bên.

– Đối với vi bằng: Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể giúp Thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng, nhưng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện.Vi bằng không có giá trị như công chứng, chứng thực; không xác thực nội dung thỏa thuận, không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ các bên.

Thứ năm, về cơ quan thực hiện thủ tục

-Đối với Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Cụ thể do công chứng viên thực hiện (được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm)

-Đối với Văn phòng Thừa phát lại, cụ thể do Thừa phát lại thực hiện hoặc do Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại thực hiện.

Thứ sáu, về chi phí thực hiện thủ tục

-Đối với công chứng: Phí công chứng: dựa theo giá trị hợp đồng/ giao dịch hoặc dựa theo mức quy định chung của Nhà nước.Thù lao công chứng: trong trường hợp yêu cầu công chứng viên thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng. Các phí khác: trường hợp người yêu cầu công chứng đề nghị xác minh, giám định hoặc thực hiện công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.

 -Đối với lập vi bằng: Chi phí lập vi bằng do người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc. Có thể thỏa thuận thêm về các khoản chi phí thực tế phát sinh gồm: chi phí đi lại; phí dịch vụ cho các cơ quan cung cấp thông tin nếu có; chi phí cho người làm chứng, người tham gia hoặc chi phí khác nếu có.

Như vậy, công chứng và vi bằng sẽ có những điểm riêng biệt. Vi bằng khác văn bản công chứng không thể thay thế văn bản công chứng trong các quan hệ pháp lý, vi bằng chỉ là những văn bản ghi nhận những sự kiện pháp lý, tình trạng sự việc thiệt hại xảy ra trên thực tế, giá trị của nó sẽ được cơ quan chức năng xem xét. Trong khi đó văn bản công chứng có giá trị pháp lý cao chứng nhận sự hợp pháp của giao dịch hợp đồng, là chứng cứ không cần phải chứng minh. Vậy nên chúng ta không nên nhầm lẫn để rồi thiết lập các giao dịch không đúng theo quy định của pháp luật.

Trên đây là câu trả lời chi tiết của Luật sư PhamLaw đã theo quy định của pháp luật hiện nay. Nếu quý bạn đọc còn vướng mắc ở bất kỳ chỗ nào vui lòng kết nối đến số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508 để được tư vấn luật nhanh chóng nhất!

Xem thêm:

Rate this post