Quy định về động sản

Động sản là gì? Quy định của pháp luật về động sản?

Khái niệm động sản được quy định thế nào?

Động sản là một trong hai loại tài sản. Theo khoản 2 Điều 105 Bộ luật Dân sự hiện hành:

“Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.

Trong đó, về khái niệm động sản, khoản 2 Điều 107 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rõ:

“Động sản là những tài sản không phải là bất động sản”.

Như vậy, không có khái niệm cụ thể về việc động sản là gì mà Bộ luật Dân sự hiện nay dùng phương thức loại trừ để quy định về động sản. Bởi tài sản gồm động sản và bất động sản nên những tài sản không phải là bất động sản thì sẽ được coi là động sản.

Với định nghĩa như trên thì phạm vi tài sản được xem là động sản sẽ rất lớn. Bởi chỉ cần không phải là bất động sản thì đều được coi là động sản.

Dong San La Gi
Động sản là gì?

Theo đó, cũng tại Điều 107 Bộ luật Dân sự cụ thể là khoản 1 Điều 107 Bộ luật Dân sự năm 2015, bất động sản được liệt kê gồm các loại tài sản gồm:

– Đất đai.

– Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai.

– Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng.

– Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Có thể thấy, xét về bản chất thì bất động sản là tài sản không thể di chuyển được như đất đai và các loại tài sản khác gắn liền với những tài sản không di chuyển được gồm nhà, công trình xây dựng…

Ngược lại, động sản sẽ là những tài sản có thể di dời, dịch chuyển từ nơi này sang nơi khác và không phải các loại tài sản là bất động sản.

Để cụ thể, có thể lấy một số ví dụ về động sản như: Xe ô tô, tiền, trái phiếu, thiết bị, máy móc…

Phân biệt động sản với bất động sản

Bất động sảnĐộng sản
Đối tượngĐối tượng được xếp vào là bất động sản có phạm vi khá hẹp. Theo khoản 1, điều 107 Bộ luật dân sự năm 2015 đã liệt kê các loại tài sản được xếp vào nhóm bất động sản gồm có:

– Đất đai

– Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai

– Tài sản khác gắn với đất đai, nhà, công trình xây dựng

– Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài những tài sản kể trên, một số tài sản vô hình gắn liền với đất đai như quyền sử dụng đất, quyền thế chấp,… cũng được coi là bất động sản theo quy định trong pháp luật Kinh doanh Bất động sản.

Đối tượng được xếp vào là động sản có phạm vi khá rộng.

Bộ luật dân sự năm 2015 không liệt kê như trường hợp bất động sản mà quy định: “ Động sản là những tài sản không phải là bất động sản”.

 

Tính chất đặc thùLà những tài sản không thể di dời đượcLà những tài sản có thể di dời được
Đăng ký quyền tài sảnQuyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là bất động sản được đăng kí theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 và pháp luật về đăng kí tài sản.Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là động sản không phái đăng kí, trừ một số trường hợp pháp luật quy định.

Khi nào bất động sản có thể chuyển thành động sản và ngược lại

Trường hợp này có thể xảy ra bởi sự thay đổi tính chất đặc thù của tài sản – tính di dời của tài sản đó. Cụ thể như một số thiết bị trong nhà khi chưa được lắp đặt vào không gian, có thể vận chuyển từ nơi này đến nơi khác thì được xếp là động sản. Nhưng khi chúng được gắn vào không gian nhà, công trình xây dựng, tức chúng hiện tại đã mất đi đặc tính di dời nên được xếp vào nhóm bất động sản hay còn gọi tài sản gắn với đất đai, nhà, công trình xây dựng. Tuy nhiên, bất động sản này không phải luôn là cố định. Bởi lẽ chúng có thể được tháo rời khỏi bất động sản và di chuyển đến nơi khác. Khi chúng không còn gắn liền với bất động sản tức khi xuất hiện tính di dời thì chúng không còn là bất động sản nữa, mà xếp vào là động sản. Do vậy, khi xác định tài sản là động sản hay bất động sản, không chỉ dừng lại ở việc tài sản đó là gì,có được liệt kê trong nhóm bất động sản hay không mà còn phải xét về đặc tính di dời của nó.

Các thiết bị trong nhà, hay công trình xây dựng khi được gắn chặt với nhà, công trình xây dựng thì các thiết bị này được coi là bất động sản. Khi tháo rời các thiết bị này ra khỏi nhà hoặc công trình xây dựng, chúng bi mất đi tính chất của một bất động sản là không di dời được nên chúng lại trở thành động sản.

Nếu các thiết bị gắn trong nhà và các công trình xây dựng được coi là bất động sản không dựa vào tính chất không thể di dời được mà phụ thuộc vào công dụng của các tài sản này. Bởi lẽ, các tài sản này xét theo đặc điểm vật lý là Động sản nhưng nó lại được gắn vào bất động sản như là những yếu tố cần thiết cho việc khai thác bất động sản và tự động đi theo bất động sản nên trở thành bất động sản do công dụng của chúng.

Động sản nào phải đăng ký quyền sở hữu?

Về việc đăng ký tài sản với động sản, khoản 2 Điều 106 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rõ:

Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có quy định khác.

Như vậy, động sản là tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền khác với tài sản ngoại trừ trường hợp pháp luật có quy định phải đăng ký và việc đăng ký phải được thực hiện một cách công khai (căn cứ khoản 3 Điều 106 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Trong đó, có thể kể đến một số loại động sản phải đăng ký như:

1/ Xe ô tô, xe mô tô, rơ mooc, xe máy, xe máy điện…

Theo khoản 3 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, xe cơ giới phải đăng ký quyền sở hữu và gắn biển số xe do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp thì mới được tham gia giao thông.

Trong đó, xe cơ giới hay còn gọi là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được nêu tại khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 gồm:

– Xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo;

– Xe mô tô hai bánh; mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự như thế.

Việc đăng ký quyền sở hữu xe cơ giới được thực hiện theo quy định của Thông tư 58/2020/TT-BCA.

2/ Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

Khoản 21 Điều 1 Luật Di sản văn hóa sửa đổi  nêu rõ:

Bảo vật quốc gia phải được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch

Trong đó, các tiêu chí dùng để xác định là bảo vật quốc gia bao gồm:

– Là hiện vật gốc độc bản (chỉ có một bản).

– Là hiện vật có hình thức độc đáo.

– Là hiện vật có giá trị đặc biệt mà có liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước hoặc sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu hoặc tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, phong cách, thời đại…

Đồng thời, khoản 22 Điều 1 Luật này cũng khẳng định, Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký di vật, cổ vật thuộc sở hữu của mình với cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch.

3/ Vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Khoản 1 Điều 9 Luật Quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ 2017 nêu rõ:

Vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải được quản lý, bảo quản theo đúng chế độ, đúng quy trình, bảo đảm an toàn, không để mất, hư hỏng.

Theo đó, trước khi sản xuất, kinh doanh, sử dụng tại Việt Nam, các động sản gồm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải được đăng ký theo quy định…

Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp được thắc mắc của bạn. Để biết thêm các thông tin chi tiết về vấn đề này, Quý bạn đọc có thể kết nối tổng đài 19006284 để được tư vấn chuyên sâu. Ngoài ra, Phamlaw còn cung cấp nhiều dịch vụ liên quan đến thành lập, giải thể, tổ chức lại doanh nghiệp,…Để được hỗ trợ các dịch vụ có liên quan đến các thủ tục hành chính, Quý khách hàng kết nối số hotline, Phamlaw luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Xem thêm:

Rate this post