Bất động sản là gì?

Bất động sản là gì? Đặc điểm cơ bản của bất động sản

Khái niệm bất động sản

Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có bất kỳ quy định đưa ra khái niệm về bất động sản. Tuy nhiên, tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:

“Điều 105. Tài sản

  1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

  2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”

Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng bất động sản là một dạng tài sản.

Tại Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định thêm như sau:

“Điều 107. Bất động sản và động sản

Bất động sản bao gồm:

a) Đất đai;

b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;

c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;

d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.”

Theo đó, những loại bất động sản thường gặp bao gồm đất đai, nhà, công tình xây dựng gắn liền với đất.

Như vậy, mặc dù không có khái niệm, định nghĩa cụ thể về bất động sản. Nhưng thông qua những quy định nêu trên thì ta có thể hiểu bất động sản chính là một dạng tài sản gồm có những loại thường gặp như đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai,…

Bat Dong San Là Gi
Bất động sản là gì?

Đặc điểm cơ bản của bất động sản

Tính bất động

Đất đai là hàng hóa đặc biệt, không thể di chuyển đi nơi khác. Do đó mặc dù đây là tài sản của một người, nhưng họ không thể cầm, nắm hay thực hiện các tác động khác. Dù được đem chuyển nhượng, bán nhưng chỉ được quyền sử dụng và khai thác. Đương nhiên không thể chuyển bất động sản đó đến nơi họ muốn, đến nơi mà họ sinh sống.

Quyền sử dụng đất nằm trong thị trường bất động sản. Vị trí của đất đai gắn liền với điều kiện sinh thái, kinh tế xã hội và tác động đến phương thức sử dụng đất và giá đất. Do đó mà đất đai ở các địa phương khác nhau có quy hoạch khác, giá chuyển nhượng khác nhau. Khi mà các điều kiện kinh tế, xã hội luôn khác biệt ở thành thị, nông thôn, ở vùng núi – đồng bằng,…

Tính không đồng nhất

Mỗi bất động sản lại thể hiện đặc điểm bên trong và tác động bên ngoài khác nhau. Ngay cả các bất động sản gần nhau cũng có giá cả khác nhau, phù hợp với mục đích sử dụng khác. Như đất mặt đường, mặt ngõ, một mặt tiền, hai mặt tiền,…

Các yếu tố phản ánh tính không đồng nhất:

Giá của bất động sản có thể phản ánh đối với tính không đồng nhất của nó.

Giả sử hai bất động sản nằm trong cùng một khu vực thì giá cả của chúng cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

+ Thời điểm bán như thế nào.

+ Nhu cầu, khả năng, người mua có thích hay không.

+ Tâm lý của người mua lúc đó như thế nào.

+ Quan trọng là đặc điểm cụ thể của bất động sản đó nữa.

Tất cả những điều này chứng minh cho sự không đồng nhất đối với bất động sản. Nó cũng phản ánh tính cung cầu đối với một tài sản, thêm nữa là đặc trưng của bất động sản. Nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tính không đồng nhất của bất động sản ngày càng tăng khi nhu cầu của xã hội ngày càng phát triển. Con người coi trọng hơn nên giá đất tăng nhanh ở các khu vực phát triển.

Tính khan hiếm

Diện tích đất là có hạn so với sự phát triển của dân số. Do vậy về lâu dài giá đất có xu hướng phát triển ngày càng lên. Việc giải quyết nhu cầu chỗ ở cho người dân là lý do cầu tăng khiến giá đất tăng.

Diện tích đất đai có chiều hướng giảm do nhiều nguyên nhân:

+ Do tốc độ tăng dân số rất nhanh (đặc biệt ở vùng nông thôn). Người dân cũng đổ lên các khu vực thành thị, vùng phát triển để sinh sống. Do đó diện tích đất có hạn, mật độ dân số đông đương nhiên đất không đủ để sinh sống với mật độ lớn.

+ Do tốc độ phát triển kinh tế thị trường theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Các khu công nghiệp mở rộng làm cho diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp. Xu hướng này cũng đang được tiếp diễn ở nông thôn.

+ Nhu cầu lao động ở thành thị bao giờ cũng cao hơn nông thôn dẫn đến tình trạng dân số ở thành phố tăng đột biến. Người dân thường tìm đến các khu vực phát triển để làm việc trong các doanh nghiệp, xí nghiệp thay vì nông nghiệp. Vì vậy nhu cầu về chỗ ở cũng tăng lên, từ đó phát sinh nhu cầu mua bán bất động sản, kinh doanh nhà cho thuê.

Các diện tích nhà chung cư cũng được quy hoạch lớn hơn. Để đáp ứng nhu cầu sinh sống lớn của người dân các khu đô thị lớn.

Tính bền vững, đời sống kinh tế dài

Bất động sản bao gồm đất đai và các công trình trên đất. Trong đó, các tài sản được đặt trong hệ quy chiếu, gắn với đất đai, công trình trên đất cũng được xác định là bất động sản. Đất là nguồn tài nguyên do thiên nhiên ban tặng, là tư liệu sản xuất đặc biệt mà không có tài sản nào có thể thay thế được. Đất được sử dụng vào các mục đích sử dụng khác nhau của con người ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề.

Nó được tham gia vào quá trình tái sản xuất xã hội, mang đến giá trị bền vững cho chủ sở hữu, cho người khai thác. Thời gian sử dụng đất đai là vô hạn, hoặc thời gian cho thuê có thời hạn dài. Bên cạnh các lợi ích, tiềm năng khai thác được trên đất mà các ý nghĩa của đất đai, bất động sản được nhân đôi. Điều này thể hiện đời sống kinh tế bền vững, đóng góp lớn cho đời sống của đất nước.

Tính chịu sự ảnh hưởng lẫn nhau

Bất động sản chịu sự ảnh hưởng lẫn nhau rất lớn, giá trị của một bất động sản này có thể bị tác động của bất động sản khác.

Đặc biệt, trong trường hợp Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng sẽ làm tăng vẻ đẹp và nâng cáo giá trị sử dụng của bất động sản trong khu vực đó.

Trong thực tế, việc xây dựng bất động sản này làm tôn thêm vẻ đẹp và sự hấp dẫn của bất động sản khác là hiện tượng khá phổ biến.

Tính thích ứng

Lợi ích của bất động sản được sinh ra trong quá trình sử dụng.

Bất động sản trong quá trình sử dụng có thể điều chỉnh công năng mà vẫn giữ được những nét đặc trưng của nó, đồng thời vẫn đảm bảo yêu cầu sử dụng của người tiêu dùng trong việc thoả mãn nhu cầu sinh hoạt, sản xuất – kinh doanh và các hoạt động khác.

Tính phụ thuộc vào năng lực quản lý

Hàng hoá bất động sản đòi hỏi khả năng và chi phí quản lý cao hơn so với các hàng hoá thông thường khác.

Việc đầu tư xây dựng bất động sản rất phức tạp, chi phí lớn, thời gian dài.

Do đó, bất động sản đòi hỏi cần có khả năng quản lý thích hợp và tương xứng.

Mang nặng yếu tố tập quán, thị hiếu và tâm lý xã hội

Hàng hoá bất động sản chịu sự chi phối của các yếu tố này mạnh hơn các hàng hoá thông thường khác.

Nhu cầu về bất động sản của mỗi vùng, mỗi khu vực, mỗi quốc gia là rất khác nhau, phụ thuộc vào thị hiếu, tập quán của người dân sinh sống tại đó.

Yếu tố tâm lý xã hội, thậm chí cả các vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, tâm linh v.v.. chi phối nhu cầu và hình thức bất động sản.

Trên đây là câu trả lời chi tiết của Luật sư PhamLaw đã theo quy định của pháp luật hiện nay. Nếu quý bạn đọc còn vướng mắc ở bất kỳ chỗ nào vui lòng kết nối đến số hotline để được tư vấn luật nhanh chóng nhất!

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)