Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia là gì?
Luật Bảo vệ môi trường ra đời để hướng dẫn người dân thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường. Đồng thời, các điều luật về bảo vệ môi trường được nghiên cứu và cập nhật thường xuyên để phù hợp với hiện tại. Trong phạm vi bài viết này, Luật Phamlaw sẽ phân tích nội dung về quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia được quy định tại Điều 23 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
CĂN CỨ PHÁP LÝ
Luật bảo vệ môi trường 2020
NỘI DUNG TƯ VẤN
1. Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia là gì?
Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia là việc phân vùng môi trường để bảo tồn, phát triển và thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường gắn với hệ thống giải pháp bảo vệ môi trường trong sự liên quan chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội nhằm bảo đảm phát triển bền vững. Theo đó, việc lập Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia là vấn đề quan trọng để đảm bảo phát triển bền vững và cần được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
2. Nội dung của quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Theo quy định tại Điều 23 Luật bảo vệ môi trường 2020, Căn cứ lập Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các căn cứ sau đây:
Thứ nhất, Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia trong cùng giai đoạn phát triển;
Thứ hai, Kịch bản biến đổi khí hậu trong cùng giai đoạn phát triển.
Nội dung Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia; việc lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, thời kỳ Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Nội dung chính của quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia gồm: Diễn biến, mục tiêu quản lý môi trường; Thực trạng môi trường biển và các giải pháp bảo tồn; Thực trạng phát thải khí và giải pháp quy hoạch đối với các hoạt động có nguồn phát thải khí lớn; Thực trạng suy thoái, ô nhiễm môi trường đất; Thực trạng ô nhiễm môi trường nước; Thực trạng thu gom, xử lý và các mục tiêu quản lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và chất thải nguy hại; Thực trạng mạng lưới quan trắc và giám sát môi trường; Phân vùng môi trường theo các mục tiêu phát triển với biến đổi khí hậu; Các chương trình, dự án bảo vệ môi trường; Các bản đồ, sơ đồ liên quan đến vùng quy hoạch; Nguồn lực thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường, trách nhiệm của tổ chức thực hiện và kiểm tra.
Việc lập, thẩm định, phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia được quy định tại Quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02 năm 2020 của Thủ tướng chính phủ về Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo vệ môi trường thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2020. Trong đó, thời gian lập quy hoạch được quy định tại khoản 4 Điều 1 Quyết định này: “4. Thời hạn lập quy hoạch Thời hạn lập quy hoạch không quá 24 tháng kể từ ngày Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.”
3. Mục tiêu trong việc lập kế hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Một trong những yêu cầu về nội dung lập quy hoạch là phải đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường, cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học; tình hình và dự báo phát sinh chất thải; tác động của biến đổi khí hậu; tình hình quản lý và bảo vệ môi trường; Đánh giá tổng quan hiện trạng đầu kỳ quy hoạch, diễn biến cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học trên phạm vi cả nước gồm cảnh quan thiên nhiên, các hệ sinh thái tự nhiên, các loài động thực vật và các nguồn gen; đánh giá chuyên đề về khu vực có đa dạng sinh học cao, cảnh quan thiên nhiên và vùng đất ngập nước quan trọng, hành lang đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
Trên thực tế, ta nhận thấy, việc đưa Quy hoạch bảo vệ môi trường vào Luật bảo vệ môi trường năm 2020 có vai trò chủ đạo trong việc thực hiện quản lý, giám sát, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và bố trí hạ tầng xử lý môi trường gắn kết chặt chẽ với thực trạng môi trường và các hoạt động phát triển trong vùng quy hoạch. Các nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường cũng đã được quy định rất cụ thể và đóng góp những vai trò rất quan trọng đối với quá trình quy hoạch bảo vệ môi trường.
Việc thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường sẽ tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả của đánh giá môi trường chiến lược trong vai trò là công cụ phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của các quy hoạch phát triển trong quá trình lập quy hoạch và đánh giá mức độ phù hợp của các định hướng, mục tiêu, giải pháp phát triển với các yêu cầu về quản lý và bảo vệ môi trường nhằm mục đích để đảm bảo phát triển bền vững.
Để các điều luật về quy quy hoạch bảo vệ môi trường được đưa ra trong Luật bảo vệ môi trường năm 2020 được triển khai vào cuộc sống, đảm bảo tính khả thi, phù hợp với thực tiễn, Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường năm 2020. Trong Nghị định này, cần làm rõ, chi tiết thực hiện các nội dung về quy hoạch bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh. Việc lập quy hoạch bảo vệ môi trường cần dựa trên cơ sở các căn cứ của pháp luật về quy hoạch; quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia; chiến lược bảo vệ môi trường trong kỳ quy hoạch; điều kiện tự nhiên, sức chịu tải của môi trường, mức độ đa dạng sinh học, rủi ro môi trường, thiên tai, nước biển dâng trong kỳ quy hoạch; mức độ nhạy cảm về môi trường. Luật cần quy định về nội dung chính, sản phẩm của quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia và nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
Hy vọng bài viết trên đây của Phamlaw sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia. Để biết thêm các thông tin chi tiết về vấn đề này, Quý bạn đọc có thể kết nối tổng đài 1900 để được tư vấn chuyên sâu. Ngoài ra, Luật Phamlaw còn cung cấp nhiều dịch vụ liên quan đến thành lập, giải thể, tổ chức lại doanh nghiệp,…Để được hỗ trợ các dịch vụ có liên quan đến các thủ tục hành chính, Quý khách hàng kết nối số hotline 091 611 0508 hoặc 097 393 8866, Phamlaw luôn sẵn sàng hỗ trợ.