Quyền lợi của người phụ nữ khi ly hôn

Quyền lợi của người phụ nữ khi ly hôn

Tìm hiểu về quyền lợi của người phụ nữ khi ly hôn

Câu hỏi: Kính chào Luật sư, tên tôi là Nguyễn thị H, năm nay tôi 38 tuổi. Tôi đã hôn năm 25 tuổi với chồng tôi là người cùng quê. Hiện nay chúng tôi đã có chung với nhau 2 con, cháu gái lớn năm nay đã 10 tuổi, cháu trai thứ 2 vừa tròn 02 tuổi. Thời gian gần đây, chồng tôi học đòi theo một số bạn bè, thường xuyên ăn nhậu đến khuya, ban ngày thì ngủ cả ngày, không chịu làm ăn nuôi gai đình. Thậm chí chồng tôi còn thường xuyên đánh đập tôi và các con. Tất cả mọi chuyện trong gia đình đều do một mình tôi quán xuyến. Tôi cảm thấy thatatj sự mệt mỏi, chán nản với cuộc sống hôn nhân hiện tại và muốn ly hôn với chồng để tôi mẹ con tôi được sống yên ổn và để cho các con tôi có điều kiện để học hành đến nơi đến chốn.

Vậy xin Luật sư cho tôi hỏi, nếu tôi ly hôn với chồng thì tôi sẽ được hưởng những quyền lợi gì theo quy định của pháp luật. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu thắc mắc của bạn về hộp thư tư vấn của Phamlaw. Tôi thật sự rất thông cảm và chia sẻ đối với hoàn cảnh của bạn, khi cuộc sống hôn nhân phát sinh những vấn đề trong quan hệ giữa vợ chồng mà không thể hòa giải hay không thể giải quyết được thì ly hôn là lựa chọn cuối cùng cho các bên để họ chấm dứt quan hệ vợ chồng. Về vấn đề bạn đang thắc mắc liên quan đến quyền lợi của người phụ nữ khi ly hôn theo quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin được trả lời cụ thể như sau:

Về nguyên tắc, pháp luật Việt Nam luôn hướng tới bảo vệ cho những đối tượng yếu thế trong xã hội như người già, trẻ em, phụ nữ …để đảm bảo họ được những quyền bình đẳng như những đối tượng khác trong xã hội. Nhận thức được những thiệt thòi của người phụ nữ khi giải quyết xong việc ly hôn với chồng, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có những quy định để hạn chế thiệt thòi cho người phụ nữ, cụ thể như sau:

Thứ nhất, về quyền yêu cầu ly hôn: Ly hôn được hiểu là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực Pháp luật của Tòa án. Khi mục đích hôn nhân không đạt được, tình cảm vợ chồng không còn, quan hệ vợ chồng có nhiều mâu thuẫn, khúc mắc phát sinh thì vợ hoặc chồng hay cả hai vợ chồng có quyền yêu cầu giải quyết việc ly hôn. Tuy nhiên, Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng xác đinh: Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Theo đó, như chị đã trình bày, cả hai cháu nhà chị đều đã trên 12 tháng tuổi, chị cũng không trong thời kỳ mang thai hay sinh con, vì vậy chồng chị vẫn có quyền yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, về quyền nuôi con: Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn, theo đó, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Như vậy, đối với trường hợp của gia đình chị, như chị đã trình bảy, con trai thứ hai của chị cháu hiện nay mới 2 tuổi, thuộc trường hợp con dưới 36 tháng tuổi nên con chị sẽ do chị chăm sóc, quản lý, trừ trường hợp chị không đủ điều kiện về kinh tế, tài chính để nuôi con hoặc vợ chồng chị có những thỏa thuận khác nhằm phù hợp với lợi ích của con.

Thứ ba, về giải quyết tài sản khi ly hôn:

– Thông thường, việc giải quyết tài sản chung của vợ chồng do hai bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ hoặc chồng Tòa án sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

– Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

– Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

–  Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này. Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Thứ tư, quyền lưu cư khi ly hôn: Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Thứ năm, nghĩa vụ cấp dưỡng: Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình. Như vậy, trường hợp sau khi ly hôn mà khả năng kinh tế của chị còn khó khăn.

Trên đây là những quy định của pháp luật liên quan đến pháp luật Hôn nhân và gia đình về “Quyền lợi của người phụ nữ khi ly hôn”. Nếu còn bất cứ vấn đề gì thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua tổng đài tư vấn chuyên sâu 1900 hoặc số hotline 0973938866 để được tư vấn hỗ trợ dịch vụ một cách nhanh và chính xác nhất.

Xem thêm:

 

 

5/5 - (2 bình chọn)