Cơ cấu tổ chức trong công ty cổ phần

Cơ cấu tổ chức trong công ty cổ phần

Một trong những đặc điểm của công ty cổ phần là quản lý tập trung thông tin qua cơ cấu hội đồng quản trị. Về nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và phân phối quyền lực trong cơ cấu tổ chức là công việc nội bộ của nhà đầu tư. Họ có thể lựa chọn mô hình và cấu trúc mà phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư, và để tránh tình trạng tự phát về mô hình thì  pháp luật doanh nghiệp đã có những quy định nhằm định hướng hoặc hợp lý hóa điều này.

Cơ cấu tổ chức trong công ty cổ phần
Cơ cấu tổ chức trong công ty cổ phần

1. Căn cứ pháp lý

– Luật doanh nghiệp 2020

– Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp.

2. Khái niệm công ty cổ phần

Công ty cổ phần là một tổ chức kinh tế; được đặt tên riêng, có tài sản và trụ sở giao dịch; được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện hoạt động kinh doanh ( theo quy định tại điều 111 Luật doanh nghiệp 2020 )

3. Cơ cấu tổ chức trong công ty cổ phần

Theo quy định tại khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty cổ phần có thể được tổ chức dưới 02 mô hình sau:

Mô hình thứ nhất: Có Ban kiểm soát, bao gồm:

Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;

Mô hình thứ hai: Không có ban kiểm soát mà thay vào đó là Uỷ ban kiểm toán thuộc Hội đồng quản trị, bao gồm:

Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.

Những thành viên được tổ chức thành những mô hình trên sẽ có những nhiệm vụ quyền hạn cơ bản sau đây:

– Đại hội đồng cổ đông:

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan nắm giữ quyền quyết định cao nhất của công ty cổ phần, bao gồm các cổ đông có quyền biểu quyết trong công ty. Đại hội đồng cổ đông sẽ thực hiện một số quyền hạn và nghĩa vụ như:

 + Quyết định thay đổi điều lệ công ty.

+ Thực hiện thông qua định hướng phát triển công ty.

+ Quyết định loại cổ phần, số cổ phần công ty.

+ Thực hiện bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên.

+ Xem xét và thông qua báo cáo tài chính hằng năm.

 + Xem xét xử lý vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.

+ Cơ quan quyết định việc tổ chức lại, giải thể công ty.

– Hội đồng quản trị:

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty, nhân dân công thu thực hiện những vấn đề không thuộc quyền hạn của Đại hội đồng cổ đông, đứng đầu là Chủ tịch hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị sẽ có nhiệm vụ và quyền hạn:

+ Quyết định chiến lược phát triển ngắn hạn, trung hạn, kế hoạch kinh doanh hằng năm.

+ Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần chào bán lên Đại hội đồng cổ đông.

+ Quyết định hình thức huy động vốn, quyết định giá bán cổ phần, trái phiếu của công ty.

+ Quyết định mua lại cổ phần.

+ Quyết định phương án đầu tư, dự án đầu tư.

+ Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị, công nghệ.

+ Thông qua hợp đồng mua bán, vay hợp đồng khác trong phạm vi quy định.

+ Bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc, quyết định tiền lương, cử người đại diện.

+ Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người quản lý khác.

+ Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý, thanh lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện, góp vốn, mua cổ phần doanh nghiệp khác.

+ Chuẩn bị duyệt chương trình, nội dung họp Đại hội đồng cổ đông, thực hiện triệu tập họp. Thực hiện lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định.

+ Kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông về tổ chức lại, giải thể, yêu cầu phá sản công ty.

– Giám đốc, Tổng giám đốc:

Là người có trách nhiệm quản lý  được miễn nhiệm, bổ nhiệm bãi nhiệm, thuê với nhiệm kỳ không quá 5 năm, để thực hiện những vấn đề sau:

+ Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định.

+ Thông báo cho công ty những vấn đề được yêu cầu.

+ Tuyệt đối trung thành với công ty, tất cả vì lợi ích tốt nhất của công ty.

– Ban kiểm soát:

Ban kiểm soát được thành lập nên đối với công ty cổ phần có hơn 11 cổ đông,  hay có cổ đông là tổ chức sở hữu lớn hơn 50% tổng số cổ phần của công ty, thông thường sẽ có từ 3 đến 5 thành viên trong Ban kiểm soát, nhiệm kỳ không quá 5 năm,đứng đầu là Trưởng ban kiểm soát. Ban kiểm soát thực hiện những vấn đề sau:

+ Kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc khi thực hiện công việc được giao của công ty.

+ Thực hiện kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, trung thực, tính nhất quán, hệ thống của hoạt động điều hành, công tác lập báo cáo tài chính.

+ Thực hiện thẩm định tính đầy đủ hợp pháp báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị, trình báo cáo thẩm định tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên.

+ Kiểm tra, rà soát và đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực của kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro, cảnh báo sớm của công ty.

+ Kiến nghị lên Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông về biện pháp để cải tiến cơ cấu tổ chức của công ty.

+ Thực hiện kiểm tra, giám sát phát hiện có sai phạm thực hiện thông báo cho Hội đồng quản trị, yêu cầu chấm dứt hành vi, đưa ra giải pháp khắc phục.

+ Thực hiện tham dự, thảo luận tại các cuộc họp của công ty.

– Uỷ ban kiểm toán

Uỷ ban kiểm toán là cơ quan chuyên môn thuộc Hội đồng quản trị. Uỷ ban kiểm toán có từ 02 thành viên trở lên. Chủ tịch Uỷ ban kiểm toán phải là thành viên độc lập Hội đồng quản trị. Các thành viên khác của Uỷ ban kiểm toán phải là thành viên Hội đồng quản trị không điều hành. Uỷ ban kiểm toán có nhiệm vụ thực hiện báo cáo cho Hội đồng quản trị. Uỷ ban kiểm toán thực hiện những vấn đề sau:

+ Giám sát tính trung thực của báo cáo tài chính của công ty và công bố chính thức liên quan đến kết quả tài chính của công ty;

+ Rà soát hệ thống kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro;

+ Rà soát giao dịch với người có liên quan thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông và đưa ra khuyến nghị về những giao dịch cần có phê duyệt của Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông…

4. Đánh giá hai mô hình quản trị công ty cổ phần hiện nay

Có rất nhiều yếu tố để người thành lập doanh nghiệp xem xét trước khi chọn mô hình quản trị nào cho tối ưu, tiết kiệm chi phí như: Số lượng, tính chuyên nghiệp của thành viên góp vốn; mức độ tin cậy lẫn nhau giữa các thành viên tham gia góp vốn; tính chất hoạt động của doanh nghiệp có đa ngành nghề không.

Sự khác biệt giữa hai mô hình quản trị của công ty cổ phần theo pháp luật hiện hành đó là mô hình quản trị có Ban Kiểm Soát và mô hình quản trị có Ủy ban kiểm toán.

Mô hình 1: Ban kiểm soát do đại hội đồng cổ đông bầu ra và phục vụ cho đại hội đồng cổ đông. Công việc của ban kiểm soát được quy định trong điều lệ công ty và Luật doanh nghiệp 2020, nhằm phục vụ cho mục đích của cổ đông.

Mô hình 2: Ủy ban kiểm toán hoặc bộ phận kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị, có nhiệm vụ thực hiện báo cáo cho HĐQT.

Thực tế cho thấy mô hình có Ủy ban kiểm toán nhiều ưu thế hơn. Bởi Ban kiểm soát theo luật doanh nghiệp quy định phải có từ 3 đến 5 thành viên ( khoản 1 điều 168 Luật doanh nghiệp 2020 ), tuy nhiên công việc của ban kiểm soát có nhiều hạn chế về công cụ thực hiện cũng như không tham gia vào việc kiểm toán tìm hiểu chuyên sâu, không tìm hiểu về nguồn lực, sự tham gia sâu sát hoạt động của Công ty cổ phần. Nhiều doanh nghiệp duy trì hoạt động của ban kiểm soát chỉ mang tính chất hình thức, chính điều này không mang lại hiệu quả cao. Theo thông lệ quản trị tốt cũng khuyến khích nên chuyển đổi sang mô hình có ủy ban kiểm toán và cũng là xu thế hiện nay. Bên cạnh đó doanh nghiệp nên lưu ý muốn sử dụng mô hình có ủy ban kiểm toán thì phải đảm bảo trong Hội đồng quản trị có những thành viên độc lập. Và trưởng ủy ban kiểm toán phải là thành viên hội đồng quản trị độc lập ( theo điều 161 Luật doanh nghiệp 2020 ).

Việc áp dụng mô hình ủy ban kiểm toán sẽ mang lại rất nhiều giá trị cho doanh nghiệp, đặc biệt là trong các lĩnh vực liên quan đến báo cáo tài chính, quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ. Một trong các chức năng chính của ủy ban kiểm toán chính là việc giám sát hệ thống báo cáo tài chính. Uỷ ban kiểm toán thường được yêu cầu rà soát báo cáo tài chính, công bố thông tin và báo cáo cho Hội đồng quản trị các vấn đề trọng yếu có liên quan. Thành viên Uỷ ban kiểm toán thường được quy định là các thành viên độc lập và có chuyên môn về kế toán, kiểm toán để có thể thực hiện tốt chức năng này.

5. Công việc PhamLaw sẽ thực hiện khi Quý khách sử dụng dịch vụ tổ chức các mô hình quản trị trong công ty cổ phần.

  • Tư vấn cho quý Khách quy định của pháp luật hiện hành về Quản trị công ty nói chung, và dịch vụ tổ chức các mô hình quản trị trong công ty cổ phần nói riêng;
  • Soạn hồ sơ đầy đủ và hợp lệ phục vụ cho việc thực hiện tổ chức cơ cấu;
  • Đại diện cho quý Khách thực hiện tại cơ quan đăng ký;
  • Thay mặt quý Khách nhận kết quả và bàn giao lại cho quý Khách.

Phamlaw, hỗ trợ tư vấn chuyên sâu Luật Doanh nghiệp qua tổng đài 1900 6284, hỗ trợ dịch vụ pháp lý 24/7 trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

————-

Bộ phận pháp lý Doanh nghiệp – Luật Phamlaw

> Xem thêm:

4.7/5 - (3 bình chọn)