Ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu đến quy chế quản lý nội bộ doanh nghiệp
Câu hỏi: Kính chào Quý luật sư. Hiện nay tôi và một vài người bạn dự định cùng thành lập công ty, song song với việc thực hiện thủ tục thành lập thì chúng tôi muốn xây dựng một quy chế quản lý nội bộ, tuy nhiên chúng tôi chưa biết vốn của công ty sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quy chế này. Kính mong Quý luật sư tư vấn giúp chúng tôi ảnh hưởng của vốn đến quy chế quản lý nội bộ doanh nghiệp để chúng tôi có thể xây dựng được quy chế phù hợp
Tôi xin chân thành cảm ơn!
(Câu hỏi được biên tập từ mail gửi đến Bộ phận tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của Phamlaw)
Trả lời: (Câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo)
Kính chào Quý khách, cảm ơn Quý khách đã gửi câu hỏi đến cho Bộ phận tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của Phamlaw. Về thắc mắc của Quý khách, chúng tôi xin được đưa ra ý kiến tư vấn qua bài viết dưới đây:
Ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu đến quy chế quản lý nội bộ doanh nghiệp
Ngoài điều lệ, công ty cũng có thể có quy chế quản lý nội bộ. Quản lý nội bộ doanh nghiệp có thể bị tác động bởi yếu tố vốn như sau:
Vốn và con người là hai yếu tố cơ bản quyết định đến hoạt động của một doanh nghiệp, doanh nghiệp không thể hoạt động nếu thiếu một trong hai yếu tố này. Để xây dựng được một quy chế quản lý nội bộ, doanh nghiệp cần nắm được mức độ ảnh hưởng của yếu tố vốn và yếu tố con người đến hoạt động quản lý nội bộ của doanh nghiệp từ việc hình thành mô hình quản trị điều hành cho đến việc quản trị điều hành hàng ngày của doanh nghiệp.
1. Ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu đối với việc lựa chọn và xác định mô hình doanh nghiệp
Cấu trúc vốn điều lệ xác định mô hình doanh nghiệp mà các chủ sở hữu cần hướng đến. Trong công ty trách nhiệm hữu hạn, vốn của các thành viên đóng góp được xác định theo tỷ lệ góp vốn của mỗi thành viên. Tuy nhiên trong công ty cổ phần thì vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau và được gọi là cổ phần. Việc chia vốn thành nhiều phần bằng nhau như vậy có ưu thế tạo cơ hội cho các nhà đầu tư mua cổ phần được dễ dàng hơn và công ty huy động vốn cũng dễ dàng hơn.
Bên cạnh các thức góp vốn, hoạt động chuyển nhượng vốn trong các mô hình doanh nghiệp cũng khác nhau. Trong công ty trách nhiệm hữu hạn việc chuyển nhượng vốn ra ngoài cho các nhà đầu tư không phải là thành viên trong công ty chỉ được thực hiện sau khi các thành viên của công ty đã từ chối không mua lại phần vốn này. Ngược lại ở công ty cổ phần thì các cổ đông được quyền tự do chuyển nhượng cổ phần, cổ phiếu, trừ một số trường hợp bị hạn chế theo quy định của pháp luật. Vì vậy doanh nghiệp khi xây dựng quy chế nội bộ phải nắm rõ được đặc điểm và nhu cầu về vốn của mình.
2. Ảnh hưởng của việc chuyển dịch vốn chủ sở hữu đối với cơ cấu quản trị điều hành doanh nghiệp
Sự chuyển dịch vốn của chủ sở hữu làm chuyển dịch về cơ cấu cơ quan quản trị điều hành doanh nghiệp. Những quyết định quan trong nhất trong công ty đều được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần hoặc Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn. Rất nhiều các quy định của công ty lấy tỷ lệ vốn của những người tham gia ra quyết định làm cơ sở cho việc xác định quyết định đó có hợp lệ hay không. Có thể thấy tỷ lệ thấy vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư tỷ lệ thuận với mức độ ảnh hưởng của nhà đầu tư đó với hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ càng cao thì quyền lực của nhà đầu tư càng nhiều đối với doanh nghiệp. Sự chueyern dịch đồng vốn giữa các nhà đầu tư có thể là nguyên nhân gây ra sự bất ổn định trong cơ cấu quản trị điều hành doanh nghiệp. Có quan điểm cho rằng cơ cấu quản trị điều hành của mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn tạo cảm giác khá ổn định hơn so với cơ cấu tổ chức quản trị điều hành của công ty cổ phần. Chuyển dịch vốn từ các thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn trước hết phải ưu tiên cho các thành viên khác trong công ty. Ngược lại trong công ty cổ phần việc một cổ đông muốn bán cổ phiếu ra ngoài cho những người không phải cổ đông không bị bất kỳ sự cản trở nào (trừ trường hợp chuyển nhượng phần vốn của cổ đông sáng lập hoặc do Điều lệ công ty quy định). Do đó việc thâu tóm cổ phiếu để đạt được một tỷ lệ nhất định làm cho chủ thể sở hữu có ảnh hưởng đến hoạt động trong công ty cổ phần tương đối dễ hơn so với việc mua lại phần góp vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Chủ sở hữu phải nắm rõ tỷ lệ sở hữu cũng như thẩm quyền tương ứng của các thành viên/cổ đông trong công ty để lựa chọn được tỷ lệ giúp cho mình đạt được mong muốn của mình trong công ty.
Trên đây là bài viết tư vấn về thắc mắc của Quý khách liên quan đến vấn “Ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu đến quy chế quản lý nội bộ doanh nghiệp”. Nếu Quý khách còn có vướng mắc hay muốn biết thêm thông tin về các thủ tục hành chính như thành lập doanh nghiệp, thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh, giải thể doanh nghiệp,… xin vui lòng liên hệ với Tổng đài Bộ phận tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của Phamlaw, số hotline 19006284. Để sử dụng dịch vụ, Quý khách vui lòng kết nối tới Số hotline: 0973938866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.
Xem thêm:
- hồ sơ giải thể doanh nghiệp
- Thủ tục giải thể công ty cổ phần
- thủ tục giải thể công ty tnhh 1 thành viên
- thủ tục giải thể công ty tnhh