Tổng quát về hoạt động đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài

Tổng quát về hoạt động đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài

Câu hỏi: Kính chào Quý luật sư, kính mong Quý luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề sau: doanh nghiệp tôi hiện đang muốn tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Kính mong Quý luật sư tư vấn giúp tôi về những quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài. Kính mong được Quý luật sư tư vấn!

Doanh nghiệp xin chân thành cảm ơn!

(Câu hỏi được biên tập từ mail gửi đến Bộ phận tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của phamlaw)

Trả lời: (Câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo)

Kính chào Quý khách, cảm ơn Quý khách đã gửi câu hỏi đến cho Bộ phận tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của Phamlaw. Về thắc mắc của Quý khách, chúng tôi xin được đưa ra ý kiến tư vấn qua bài viết dưới đây:

Tổng quát về hoạt động đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài
Tổng quát về hoạt động đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài

Tổng quát về hoạt động đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài

Khi doanh nghiệp Việt Nam thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài thì phần triển khai thực hiện dự án chủ yếu diễn ra ngoài lãnh thổ Việt Nam và phụ thuộc vào luật của nước nhận đầu tư. Vì vậy trong bài viết này chúng tôi xin được nêu chủ yếu về thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài từ các cơ quan quản lý đầu tư tại Việt Nam.

  1. Hình thức đầu tư ra nước ngoài

Cũng tương tự với đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đầu tư ra nước ngoài bao gồm các hình thức sau:

  • Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
  • Thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh ở nước ngoài;
  • Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài;
  • Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
  • Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

Hoạt động đầu tư được vận hành và triển khai tại nước tiếp nhận đầu tư, vì vậy mà các vấn đề tại Việt Nam chủ yếu liên quan đến các vấn đề tài chính và ngoại hối. Và bối cảnh tại Việt Nam hiện nay, việc đầu tư ra nước ngoài. Trên thực tế ở nước ta hiện nay, các nhà đầu tư tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài gặp nhiều khó khăn chủ yếu về vấn đề ngoại hối. Theo đó các nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn và huy động các nguồn vốn để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài. Hoạt động vay vốn bằng ngoại tệ, chuyển vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải tuân thủ điều kiện và thủ tục theo quy định của pháp luật về lĩnh vực ngân hàng, tổ chức tín dụng và quản lý ngoại hối. Nhà đầu tư được khuyến khích chuyển toàn bộ lợi nhuận thu được và các khoản thu nhập khác từ đầu tư ở nước ngoài về Việt Nam.

  1. Trình tự, thủ tục đầu tư ra nước ngoài

Về cơ bản, thủ tục đầu tư ra nước ngoài bao gồm ba bước sau:

  • Xin giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài;
  • Đăng ký hình thức đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư;
  • Triển khai thực hiện dự án tại nước tiếp nhận đầu tư.

Theo quy định của Điều 54 Luật đầu tư 2014, thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài của các cơ quan nhà nước như sau:

  • Đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên hoặc dự án yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định thì thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài thuộc về Quốc hội.
  • Đối với các dự án đầu tư: dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài tư 400 tỷ đồng trở lên hoặc dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định nêu trên có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên thì thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài thuộc về Thủ tướng Chính Phủ.
  • Các trường hợp khác sẽ do nhà đầu tư quyết định.
  1. Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

Tại Điều 59 Luật đầu tư 2014 có quy định về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài như sau:

Với các dự án đầu tư thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thống nhất quản lý việc cấp, sửa đổi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Bộ Kế hoạch đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trường đầu tư.

Với các dự án không thuộc trường hợp phải quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư chuẩn bị một bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật nộp tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Trên đây là bài viết tư vấn nội dung câu hỏi của Quý khách về vấn đề “Tổng quát về hoạt động đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài”. Nếu Quý khách còn có vướng mắc hay muốn biết thêm thông tin về các thủ tục hành chính như thành lập doanh nghiệp, thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh, giải thể doanh nghiệp,… xin vui lòng liên hệ với Tổng đài Bộ phận tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của Phamlaw, số hotline 19006284. Để sử dụng dịch vụ, Quý khách vui lòng kết nối tới Số hotline: 0973938866; 091 611 0508, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ..

 > Xem thêm:

 

5/5 - (1 bình chọn)